Mùa Khai giảng yêu thương!

(LĐTĐ) “Bé khai giảng ở nhà/ Ôi thật là đặc biệt!/ Cô gửi lời trò chuyện/ Bé đỡ nhớ trường chưa?/ Mai ngày tan hết dịch/ Bé lại về bên cô/ Lớp học vang tiếng hát/ Tiếng bé hòa cùng cô”. (Tác giả: Cô Đường Thị Lệ - Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông). Một mùa Khai giảng thật đặc biệt. Không có những lẵng hoa tươi thắm, không có những vòng tay siết chặt, không có những nụ cười rạng rỡ đón em vào lớp. Nhưng, không vì thế mà mất đi không khí trang nghiêm, xúc động.
Nghệ An, Hà Tĩnh khai giảng năm học 2021-2022 tường thuật trực tiếp qua sóng truyền hình Những cảm xúc khó quên trong Lễ khai giảng trực tuyến Hơn 2,1 triệu học sinh Thủ đô dự lễ Khai giảng năm học 2021-2022

Từ bao đời nay, ngày Khai trường có một ý nghĩa rất đặc biệt trong lòng những bạn nhỏ được cắp sách tới trường. Đó là dấu mốc quan trọng của mỗi học sinh trên chặng đường học thức để vun đắp tương lai. Sau khoảng thời gian nghỉ hè, các em lại được đi học, được gặp thầy cô, gặp bạn bè, bao cảm xúc trào dâng, hân hoan trong lòng. Ngày tựu trường chính là ngày mà “bước qua cánh cổng trường là cả thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”, bắt đầu một năm học mới với hành trình ước vọng.

Mùa thu, mùa tựu trường. Sáng nay (5/9), cùng với học sinh cả nước, hàng triệu học sinh Thủ đô dậy sớm, mặc đồng phục hân hoan đón ngày Khai trường. Sân trường vắng lặng. Thay vì đến trường, các em ở nhà dự lễ Khai giảng, hát Quốc ca, chào cờ qua ti vi hoặc màn hình điện thoại, máy tính.

Mùa Khai giảng yêu thương!
Em Ngọc Diệp (6 tuổi, Hà Nội), năm nay vào lớp 1. Thay vì được đến trường gặp thầy cô, bạn bè mới, được tận hưởng không khí "ngày đầu tiên đi học", thì do dịch bệnh Covid-19, em cùng các bạn đã đón một lễ Khai giảng vô cùng đặc biệt tại nhà.

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của rất nhiều người. Trẻ em cũng không nằm ngoài vòng xoay đó. Song, không vì thế mà không khí chào đón năm học mới mất đi sự náo nhiệt và tâm trạng hào hứng của các em.

Ngọc Diệp (6 tuổi), năm nay em vào lớp 1. Sáng nay, Diệp dậy rất sớm. Đêm qua, em nằm thao thức mãi không ngủ được vì cảm giác háo hức mong chờ được dự lễ Khai giảng. Diệp chưa hiểu Khai giảng là gì. Mẹ chải tóc cho Diệp, Diệp mặc đồng phục của lớp thật xinh. Đây là lễ Khai giảng đầu đời của em. Diệp đứng nghiêm trang, đặt tay trước ngực chào cờ. Diệp hát Quốc ca theo nhạc. Diệp hồi hộp lắm. Cô giáo của em trẻ, xinh và dịu dàng. Em mường tượng ra thế, khi được làm quen trước với cô và các bạn qua phần mềm Zoom. Khi online, Diệp thấy bạn nào trông cũng đáng yêu và thân thiện. Làm quen với cô mới, bạn mới cũng không quá khó với em. Chỉ có học chữ là khó thôi. Nhưng mà cô và mẹ bảo Diệp cố gắng chăm ngoan, rồi dịch sẽ qua, em sẽ được đến trường, sớm thôi. Diệp tin mẹ, tin cô.

Một năm học thật đặc biệt với tất cả các em học sinh và các thầy cô. Nhưng cảm xúc của buổi khai trường vẫn là nguyên vẹn, không vì hoàn cảnh mà mất đi. Đó sẽ là một kỷ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò, là sự xúc động khó quên của những người đưa đò.

Sau hơn 20 năm công tác trong ngành Giáo dục, Thạc sĩ Tiêu Thị Thu Hằng - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Mùa Xuân không khỏi bần thần, trống trải khi lần đầu tiên không được đánh trống khai trường. Qua Fanpage của nhà trường, vẫn nụ cười thân thiện, đôn hậu ấy, cô giáo Hằng gửi lời chúc mừng năm học mới đến các con, mong các con luôn mạnh khỏe, vững tin, an toàn vượt qua mùa dịch. Rồi cô và trò sẽ sớm gặp lại nhau trong niềm vui hân hoan.

Mùa Khai giảng yêu thương!
Cũng như các em học sinh, cô giáo Phạm Thị Chải, Hiệu phó Trường Mầm non Mùa Xuân (Hà Đông, Hà Nội) có một lễ Khai giảng đặc biệt khi cùng các đồng nghiệp chào cờ, hát Quốc ca, hòa chung không khí Khai giảng được phát trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Sau buổi khai giảng, cô Nguyễn Thị Hồng Thiều - Giáo viên Chủ nhiệm lớp 1D, Trường tiểu học Văn Khê (Hà Đông) gặp gỡ, hướng dẫn các con bước vào lớp 1 cách thức học và làm quen với bài giảng online.
Sau buổi Khai giảng, cô giáo Vũ Thị Hồng Thiều, giáo viên chủ nhiệm lớp 1D, Trường Tiểu học Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) gặp gỡ, hướng dẫn các học sinh bước vào lớp 1 cách thức học và làm quen với bài giảng online.
Mùa Khai giảng yêu thương!
Trong khi đó, ở một xã nghèo vùng cao (Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam), nơi mà dịch bệnh chưa chạm đến, ngày Khai giảng của các em vẫn ấm áp và trọn vẹn dù giản dị, đơn sơ. Thật xúc động khi hàng ngày có những cô giáo cùng các em học sinh đi bộ vượt hàng mấy km đường đồi để được tới trường. (Ảnh: Cô giáo Trà Thị Thu)
Mùa Khai giảng yêu thương!
Cô giáo Trà Thị Thu, Trường Tiểu học Tắk Pổ (Tân Lập, Nam Trà My, Quảng Nam) dắt các em học sinh đến trường Khai giảng.

Và ở một vài nơi nào đó, nơi mà dịch bệnh chưa chạm đến, ngày Khai trường của các em vẫn ấm áp và trọn vẹn dù giản dị, đơn sơ. Thật xúc động khi hàng ngày có những cô giáo cùng các em học sinh đã đi bộ vượt hàng chục km đường đồi tới trường không quản nắng mưa. Thế mới thấy các bạn nhỏ nơi thành thị còn hạnh phúc lắm, đủ đầy lắm khi không phải chịu rét mướt đến trường với những cái bụng chưa no. Vậy nên, hãy ở nhà chăm chỉ học tập, rồi dịch bệnh ổn định, các em sẽ lại được đến trường cùng các bạn sớm thôi.

Khó khăn còn nhiều, nhưng dưới sự đồng lòng, chung sức, cùng nhìn về một hướng, tự nhủ lòng tất cả sẽ qua thôi. Tất cả sẽ ổn thôi.

Hãy tin tưởng và quyết tâm các cô - trò nhé!.

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động