Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả

Ngày 6/8, theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội, tình hình mưa lũ tại một số huyện ngoại thành đang dần được kiểm soát, công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được triển khai tích cực.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai được triển khai đồng bộ

Theo báo cáo, từ 19 giờ ngày 5/8 đến 7 giờ ngày 6/8, trên địa bàn thành phố không có mưa. Mực nước sông Tích đang xuống, tại Trạm thủy văn Kim Quan đang ở mức báo động I (dưới báo động II là 13cm); Trạm thủy văn Vĩnh Phúc đang ở mức báo động I (dưới báo động II là 22 cm).

Mực nước tại các sông khác và các trục tiêu lớn trên địa bàn thành phố đều ở mức dưới báo động. Riêng mực nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đang lên do ảnh hưởng xả lũ của các hồ thủy điện thượng nguồn.

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả
Huyện Chương Mỹ đang tích cực triển khai công tác vệ sinh môi trường sau mưa lũ.

Về tình hình ngập úng, tại huyện Chương Mỹ, đã có nhiều cải thiện. Hiện chỉ còn 3 thôn ngập úng với 95 hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mực nước ở các hồ trên địa bàn huyện Chương Mỹ vẫn ngấp nghé vượt ngưỡng tràn. Cụ thể, hồ Đồng Sương mực nước là 18,21/18,2m; mực nước hồ Văn Sơn là 19,51/19,51m; hồ Miễu là 39,51/39,5m.

Huyện đã huy động 4.721 người và 199 phương tiện tham gia công tác ứng phó. Đáng chú ý, 22 trạm bơm với 91 máy bơm đang hoạt động liên tục để tiêu úng. Bên cạnh đó, công tác cứu trợ được triển khai mạnh mẽ với nhiều nhu yếu phẩm được phân phối đến người dân bị ảnh hưởng.

Còn tại huyện Quốc Oai, mặc dù tình trạng ngập úng đã được giải quyết, tuy nhiên, hậu quả của đợt mưa lũ vừa qua vẫn còn rất nặng nề. Theo báo cáo đến 16 giờ ngày 5/8, tổng diện tích canh tác và thủy sản bị thiệt hại lên tới 988,7 ha; trong đó có 588 ha lúa; 110 ha rau màu; 50,7 ha cây ăn quả và 240 ha thủy sản. Đáng chú ý, tuyến kênh N18 qua địa bàn xã Tuyết Nghĩa bị hư hỏng nghiêm trọng với 82m bị sập hoàn toàn và 210m bị nứt nghiêng, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống thủy lợi của huyện.

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả
Tính đến ngày 5/8, các lực lượng của huyện Quốc Oai đã thu gom được 107 tấn rác thải.

Trước tình hình này, Ủy ban nhân huyện Quốc Oai đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp khắc phục. Ngay từ ngày 31/7, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã yêu cầu thực hiện tổng vệ sinh môi trường và phun thuốc khử khuẩn tại các xã bị ngập. Tiếp đó, ngày 2/8, Ủy ban nhân dân huyện ban hành công văn số 2908/UBND-KT về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất cho vùng bị thiệt hại. Đến nay, cơ bản cả 5 xã đã ổn định, người dân quay trở lại đời sống sinh hoạt bình thường.

Chỉ trong vòng 5 ngày (từ 1/8 đến 5/8), các lực lượng của huyện đã thu gom được 107 tấn rác thải và tiến hành phun tiêu độc khử trùng trên diện tích hơn 3.000m² đường làng, ngõ xóm, khu trường học và nhà văn hóa. Công tác này được thực hiện bởi sự phối hợp đồng bộ của nhiều đơn vị như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, Trung tâm Y tế huyện cùng với sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả
Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả do mưa bão. (Ảnh: Đoàn Thịnh)

Trong khi đó, tại huyện Thạch Thất, mặc dù không còn tình trạng ngập úng nội đồng, nhưng vẫn đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nề sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo số liệu cập nhật đến 16 giờ ngày 5/8, tổng diện tích bị ngập trắng không có khả năng phục hồi lên tới 138,3 ha; bao gồm: 93,5 ha lúa; 30,8 ha rau màu và 14 ha cây ăn quả. Thiệt hại này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

Để ứng phó với tình hình, Xí nghiệp thủy lợi Thạch Thất vẫn đang tích cực vận hành 3 trạm bơm tiêu úng đầu mối, bao gồm trạm bơm Phú Thụ, Hạ Bằng và Đồng Trúc, mỗi trạm một máy. Công tác này nhằm đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ngập úng tái diễn.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã ban hành công điện số 14/CĐ-BCH ngày 1/8/2024, yêu cầu tập trung các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới. Huyện đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra tình hình, các vị trí xung yếu về đê điều, công trình thủy lợi, và khơi thông dòng chảy để tiêu thoát úng cho các diện tích còn bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, huyện đã triển khai lực lượng xung kích tại các xã vùng núi như: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Thạch Hòa, Thạch Xá, Cần Kiệm, Kim Quan để kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập úng, và khu vực có khả năng sạt lở đất. Mục tiêu là để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người.

Trong thời gian tới, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, duy trì chế độ trực ban 24/24 giờ tại các điểm xung yếu, và sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời với mọi tình huống.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động