Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ "cần câu cơm" bị "khai tử"

(LĐTĐ) Trước làn sóng đồng tình với việc "khai tử" xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ 3 - 4 bánh, không ít người lao động có thu nhập thấp tại thành phố Hồ Chí Minh lo lắng khi phương tiện mưu sinh duy nhất của mình có thể bị tước đi vĩnh viễn.
Thành phố Hồ Chí Minh kích hoạt toàn bộ bệnh viện, sẵn sàng tiếp nhận F0 mới F0 cách ly tại nhà cần làm gì để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? Thành phố Hồ Chí Minh cho phép học sinh mầm non đến trường trở lại

Gia tài của người thu nhập thấp

Đang loay hoay thu gom rác trong một con hẻm ở đường An Phú Đông 9 (phường An Phú Đông, quận 12), anh Nguyễn Văn Minh (28 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) không giấu được sự lo lắng khi được biết dư luận đang tranh cãi việc có nên “khai tử” xe thô sơ 3 bánh, 4 bánh – vốn là cần câu cơm của cả gia đình anh.

Anh Minh cho biết, công việc của anh mỗi ngày là đi thu gom rác của người dân, nhiều lúc phải đi vào nhiều con hẻm nhỏ mà xe ô tô không vào được, nhưng với lợi thế linh hoạt, nhỏ gọn của xe 3 bánh, anh dễ dàng luồn được vào những con hẻm đó để thu gom rác. Kể cả khi giãn cách xã hội, anh Minh vẫn có thể để rảo quanh những con hẻm thu gom rác cho người dân đang cách ly tại nhà.

Chia sẻ về nỗi lo trước nguy cơ bị “khai tử”, anh Minh cho biết: “Chiếc xe này rất quan trọng đối với gia đình tôi, nó là một tài sản rất quý giá của tôi. Nhờ nó mà tôi với nuôi sống được gia đình có 3 miệng ăn, trong lúc cách ly xã hội, tôi vẫn chạy đi gom rác được nên cũng không sợ bị đói. Bây giờ mà cấm thì tôi không biết phải kiếm nghề gì để sống”.

Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ
Anh Minh cùng chiếc xe 3 bánh của mình len lỏi vào từng ngõ hẻm thu gom rác của người dân.

Anh Minh xem chiếc xe 3 bánh thường ngày dùng để thu gom rác chính là “người đồng nghiệp” đã gắn bó với anh nhiều năm nay. Nhờ có nó, mà bất kỳ con hẻm nhỏ nào cũng không làm khó được anh, mọi nẻo đường đều được anh “chinh phục” giúp rác thải được vận chuyển kịp thời đến nơi tập kết, tránh tình trạng dồn ứ trong thành phố.

Mỗi tháng như vậy, anh Minh cũng kiếm được hơn 5 triệu đồng, cộng thêm khi không đi gom rác anh lại nhận chở hàng, thu nhập tổng một tháng cũng trên dưới 10 triệu đồng chưa trừ các chi phí. Cuộc sống dù vất vả, nhưng với anh Minh như thế vẫn được xem là ổn định trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát.

“Bây giờ mà nói đổi xe thì không phải đổi ngay được, vì có tiền đâu mà đổi. Với tôi cũng không muốn đổi qua xe khác, vì xe này vừa dễ di chuyển vào hẻm mà chi phí thấp. Chỉ cần chưa đầy 10 triệu là có rồi. Giờ chuyển qua xe khác thì đào đâu ra tiền…”, anh Minh bộc bạch.

Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ
Với dáng vẻ thon gọn, xe cơ giới 3 bánh dễ dàng vận chuyển vật liệu đến những con hẻm mà xe tải không vào được.

Nghe được câu chuyện của anh Minh, bà Cao Thị Dân (58 tuổi) sống gần đó cũng đồng tình: “Nhà tôi ở trong hẻm xe ô tô vào không được, nên khi nào cần chuyển đồ hay mua vật liệu xây dựng là phải thuê xe 3 bánh. Giá vừa rẻ mà vừa đến được tận trước cửa nhà. Chứ mấy xe ô tô lớn phải đậu ngoài hẻm, mình phải thuê người đưa đồ vào tận nhà nữa”.

Khi được hỏi về vấn đề an toàn giao thông của xe 3 bánh, bà Dân cho rằng, việc an toàn giao thông hay không là do ý thức của người chạy, chứ bản thân cái xe không có tội gì cả. “Nếu mà gây tai nạn, thì xe tải hay container còn gây tai nạn hiều hơn mấy chiếc xe 3 bánh. Nên việc cấm là không cần thiết hoặc nếu cấm thì phải có phương tiện khác thay thế loại xe này”, bà Dân chia sẻ.

Muốn đổi cũng không được

Theo khảo sát, thực tế không phải là các tài xế xe 3 bánh không muốn nâng cấp lên các loại xe khác tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn. Nhưng rào cản lớn nhất vẫn là tiền, vì chi phí để nâng cấp lên một chiếc xe tải nhỏ là rất lớn, nếu không muốn rằng nó bằng cả gia tài của những lao động nghèo. Vì vậy, nhiều người vẫn phải gắn bó với chiếc xe 3 bánh dù không ít lần bị Cảnh sát giao thông nhắc nhở, xử phạt.

Giữa tiếng ồn ào qua lại của những dòng xe giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, chị Hồ Thị Hồng (29 tuổi, quê Tiền Giang, ngụ quận 12) cùng chồng mình đậu chiếc xe 3 bánh sát lề đường gần cầu An Lộc (quận 12), chị Hồng vẫn ngồi trên xe, chồng thì ngồi phía dưới gần chiếc loa cầm tay không ngừng phát đi phát lại tiếng mời chào mua rau củ.

Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ
Vợ chồng chị Hồng cùng chiếc xe 3 bánh len lỏi đến từng con đường để bán nông sản mưu sinh.

Khi thấy ánh mắt tò mò của phóng viên nhìn về chiếc xe 3 bánh cũ kỹ, vỏ xe bị bể gần hết lộ phần máy móc dính đầy bụi bên trong, chị Hồng liền tự hào cho biết: "Nhờ chiếc xe cũ đó mà cả gia đình chị mới sống được tới ngày hôm nay, nuôi được 3 đứa con ăn học đầy đủ, dù không có tiền dư nhưng mà được như vậy cũng là vui lắm rồi”.

Chị Hồng cho biết, cách đây khoảng 10 năm trước, cả hai vợ chồng phải đi vay mượn từ nhiều người để gom đủ 5 triệu làm một chiếc xe 3 bánh như ngày hôm nay. Từ đó, hai vợ chồng chị Hồng chạy xe chở hàng để vừa kiếm tiền lo cho con cái vừa có tiền trả nợ cho người ta. Mãi 1 năm sau, kể từ lúc có chiếc xe, chị Hồng mới tích góp được 5 triệu để trả nợ.

“Bữa nay chuyển qua bán hàng nông sản, cũng có lời hơn chở hàng hơn một chút. Có điều là hay bị người ta đuổi, nhất là nếu mình bán ở gần chợ thì hay bị bảo vệ ra đuổi lắm, lúc bị đuổi cả hai vợ chồng thu dọn đồ đạc leo lên xe chạy một mạch tới chỗ khác”, chia Hồng vui vẻ chia sẻ.

Dù không ít lần bị Cảnh sát giao thông nhắc nhở và khuyên nên kiếm chỗ nào bán cho ổn định tại các khu chợ, nhưng do chi phí thuê mặt bằng cao nên vợ chồng chị Hồng mới phải dùng xe 3 bánh để bán hàng. Chị Hồng cũng cho biết, trong thâm tâm chị vẫn muốn có một chiếc xe tốt hơn, an toàn hơn nhưng không có đủ tiền nên đành phải dùng chiếc xe này.

Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ
Thời điểm 2010, anh Đức mua chiếc xe 3 bánh với giá gần 100 triệu đồng.

Cũng là một tài xế xe ba gác, anh Nguyễn Văn Đức (37 tuổi, quê Hưng Yên, ngụ quận Gò Vấp) cho biết: “Tôi cũng nghe người ta nói nhiều việc cấm xe 3 – 4 bánh tại thành phố Hồ Chí Minh rồi, nhưng mà cuộc sống mưu sinh thì vẫn phải dùng thôi. Tôi đang cố gắng tích trữ trong vòng vài năm nữa, có đủ tiền để mua một chiếc xe tải nhỏ đề phòng bị cấm chạy xe 3 bánh”.

Anh Đức cho hay, thời điểm năm 2010 anh phải bỏ ra gần 100 triệu đồng để mua xe. Suốt 10 năm gắn bó và mưu sinh bằng chiếc xe 3 bánh, anh xem nó như là cần câu cơm và là cả gia tài của mình.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh đề xuất xe cơ giới 3 bánh, thô sơ 3-4 bánh được giữ nguyên hoạt động theo Quyết định 08/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố, đang áp dụng. Tuy nhiên, Sở đề nghị Công an thành phố và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm của loại xe này.

Sở GTVT đánh giá nhu cầu xe cơ giới 3 bánh, thô sơ 3-4 bánh là có thật, bởi tính cơ động cao, thuận tiện chở hàng ở các tuyến đường, hẻm nhỏ... Do đó, việc dự kiến điều chỉnh hoạt động để dần tiến tới chấm dứt loại phương tiện này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu và thói quen của một bộ phận người dân đang sử dụng, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp.

Ngoài ra, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, việc điều chỉnh, siết chặt hoạt động và dần chấm dứt hoàn toàn đối với loại phương tiện này trên địa bàn thành phố sẽ không nhận được sự ủng hộ của những người dân đang sử dụng loại phương tiện này để mưu sinh.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Xem thêm
Phiên bản di động