Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10 Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 5/11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội đối với việc thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ chi thường xuyên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Theo như các đại biểu Quốc hội phản ánh, việc phân bổ ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển phải được đổi mới về hình thức và cách thức. Tuy nhiên, theo luật quy định, việc phân bổ ngân sách phải có đầy đủ các thủ tục thì mới có thể thực hiện được. Trong chi thường xuyên cũng như vậy, phải có dự toán và đơn giá định mức được duyệt.

Việc phân bổ chi cho khoa học công nghệ cũng phải có dự toán, định mức được phê duyệt. Giải pháp sắp tới, Chính phủ sẽ có sự đổi mới về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó các tỉnh sẽ phân bổ ngân sách theo quy định. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra lại.

Về vấn đề tiết kiệm chi thường xuyên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chủ yếu là tiết kiệm ở các sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp đô thị, mua sắm rồi chi phí công tác phí, hội nghị tiếp khách, mua sắm nhỏ còn lương và các khoản phụ cấp từ lương thì gần như vậy không tiết kiệm được. Việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại 65% là các khoản chi khác.

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ chi thường xuyên
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, Thường trực Chính phủ đang chỉ đạo tiết kiệm chi trong đầu tư công. Trước đây, trong những năm 2009 - 2011, Chính phủ đã thực hiện việc này, đến nay, việc này được tái khởi động lại, cụ thể là tiết kiệm từ định mức dự toán đến định mức thi công, tiết kiệm trong bảo quản, thi công, vận chuyển. Vấn đề này sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu.

Về vướng mắc trong chi đầu tư công, chi thường xuyên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay có những bất cập như thiếu đất để san lấp, do theo quy định thì đất là khoáng sản, nên phải thực hiện theo quy trình chung đối với khoáng sản.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần sửa đổi quy định cho phù hợp, hoặc nếu vẫn giữ quan điểm cũ thì cần quy định cấp đất, cấp mỏ cho các nhà thầu thi công tuyến đường chỉ để xây dựng tuyến đường, cấm bán ra ngoài, đóng mỏ ngay sau khi hoàn tất công việc thi công. Chính phủ sẽ trình cấp có thẩm quyền để quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy định này.

Về thủ tục thu tiền sử dụng đất, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thực tiễn thủ tục này không phức tạp, mà chỉ chậm do việc xác định giá đất tiến hành chậm. Khi chưa có giá đất thì cơ quan thuế chưa thể phát hóa đơn thu tiền sử dụng đất. Do đó, khâu xác định giá đất đang là mấu chốt vấn đề. Bên cạnh đó, tiền sử dụng đất của cả nước chiếm 45% tổng nợ thuế của cả nước, đây là nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộp nhiều gấp nhiều lần nợ gốc. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết, tháo gỡ.

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ chi thường xuyên
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Về tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, có các mức độ tự chủ khác nhau như: Tự chủ một phần, tự chủ thường xuyên, tự chủ toàn diện.

Vừa qua, một số đơn vị tự chủ toàn diện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin được tự chủ một phần, Chính phủ đã đồng tình. Đây là những bệnh viện tuyến cuối, phục vụ công tác thăm khám, chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, nên cần có sự hỗ trợ.

Đối với việc quản lý các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có quy định cụ thể, cởi mở, cho phép liên doanh liên kết, cho phép cho thuê, nhưng không được làm mất tài sản của Nhà nước.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

(LĐTĐ) Những mét khối nước thải đầu tiên đã được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để các thiết bị chạy vận hành thử nghiệm trong 6 tháng. Với việc nước thải sinh hoạt hai bờ sông Tô Lịch được thu gom đưa về xử lý mang đến kỳ vọng cải thiện môi trường cho các dòng sông đang ô nhiễm nghiêm trọng tại Thủ đô.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính số tiền 395 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, và phạt tiền 137,5 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I. do các vi phạm về công bố thông tin; không ký kết hợp đồng bằng văn bản khi tiến hành giao dịch với người có liên quan; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

(LĐTĐ) Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp; tăng chế độ bồi dưỡng cho người rà phá bom mìn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12 này.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

(LĐTĐ) Thời gian qua, bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, của Thị ủy - UBND thị xã Sơn Tây, LĐLĐ Thị xã phối hợp với Phòng GD&ĐT Thị xã chỉ đạo các nhà trường và các Công đoàn cơ sở triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, kết quả đánh giá cán bộ giáo viên. Qua công tác phối hợp, vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo từng bước được khẳng định.
LĐLĐ quận Đống Đa: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Xác định chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động (NLĐ); thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa luôn chú trọng thực hiện tốt, đưa các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trên địa bàn quận đi vào chiều sâu, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
Sửa đổi Luật Dược: Chỉ cho phép bán thuốc online trong một số trường hợp

Sửa đổi Luật Dược: Chỉ cho phép bán thuốc online trong một số trường hợp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với rất nhiều điểm mới, bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch thương mại điện tử...

Tin khác

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

(LĐTĐ) Quốc hội yêu cầu triển khai các giải pháp quản lý nhằm ổn định thị trường vàng; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

(LĐTĐ) Kết quả biểu quyết điện tử chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV cho thấy, có 451/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu. Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 91.65% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động