Năm điểm đặc thù khi đầu tư vào start-up

Có 5 điểm đặc thù khi đầu tư vào start-up mà nhà đầu tư và cả các start-up cần nắm bắt.
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Hỗ trợ cho các doanh nghiệp Start-up cần cụ thể và nhanh hơn nữa
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Những sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Bốn điều phụ nữ cần tránh khi khởi nghiệp
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Khởi nghiệp: Cần trang bị kiến thức từ môi trường phổ thông
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Làn sóng start-up Việt sang "khai sinh" tại Singapore: Thuận lợi nhưng cần cân nhắc
nam diem dac thu khi dau tu vao start up

Start-up có đặc tính đổi mới - sáng tạo và được kỳ vọng tạo ra sự tăng trưởng đột biến so với kinh doanh thông thường hoặc giải quyết nhu cầu xã hội trên cơ sở đặc tính đó. Chúng ta đang chứng kiến hàng ngàn thương vụ đầu tư vào start-up để biến những ý tưởng kinh doanh thành các công ty “kỳ lân” - thuật ngữ để chỉ các công ty start-up có giá trị hàng tỷ đô la. Vốn đầu tư chính là chất xúc tác quan trọng để mô hình kinh doanh của start-up có điều kiện thử nghiệm liên tục, từ giai đoạn “vốn mồi” đến các vòng gọi vốn tăng trưởng (Series A - B - C - D…). Các start-up Việt cũng đang từng bước lớn mạnh trên con đường đó.

Dưới góc nhìn đầu tư, start-up “đúng nghĩa” nên sẵn sàng bắt tay với nhà đầu tư, bởi lẽ bản chất việc đầu tư vào start-up là việc đầu tư vào giá trị “tương lai”, là tiềm năng phát triển đột phá, chứ không phải là việc “chia phần hiện hữu” - khi mà start-up chỉ mới bắt đầu. Điểm đặc thù nào khi nhà đầu tư chọn “danh mục đầu tư” này? Đó là điều không chỉ nhà đầu tư mà các start-up cũng cần nắm bắt.

Đầu tư mạo hiểm: Cần xác định đầu tư vào start-up là khoản đầu tư mạo hiểm. Với tỷ lệ rủi ro cao, dễ thất bại, nhưng cũng có thể phát triển đột biến, tỷ suất lợi nhuận của start-up là điều khó đánh giá so với kênh đầu tư truyền thống. Chính vì vậy, nhà đầu tư thường tìm cách ràng buộc start-up khi đầu tư một cách chặt chẽ nhất.

Tuy nhiên, việc này chỉ có thể mang tính tương đối. Giả sử start-up thất bại, vi phạm mà đi kiện - thắng kiện đi nữa thì thời gian, cơ hội thị trường và thiệt hại có khắc phục và lấy lại được không cũng là điều nên cân nhắc. Vì vậy, nhiều chuyên gia ví von rằng, ràng buộc về pháp lý đôi khi chỉ giữ được “cái chân”, mà không giữ được “cái đầu”, chỉ là “luật chơi” để các bên cùng hướng tới và thực hiện các cam kết của mình.

Tính ổn định thấp: Không chỉ nằm ở nguy cơ kinh doanh thất bại, khả năng phát triển đột phá của start-up cũng có thể dẫn đến sự mất ổn định. Khi nguồn vốn đầu tư được huy động theo nhiều vòng (round) liên tiếp, tỷ lệ sở hữu có thể bị pha loãng liên tục hoặc nhà đầu tư cũ có thể phải liên tục tái đầu tư để giữ tỷ lệ sở hữu kỳ vọng.

Trên thực tế, khi các nhà đầu tư bắt đầu can thiệp việc quản lý, điều hành, thì các vướng mắc, thậm chí xung đột sẽ bắt đầu phát sinh. Điều này làm cơ cấu “quyền lực” trong nội bộ start-up luôn có khả năng thay đổi, “kẻ đi - người ở”. Trong nội bộ, các đồng sáng lập hoàn toàn có thể lựa chọn môi trường làm việc khác, thậm chí khởi động start-up mới mà không bị ràng buộc bởi cam kết lao động (theo luật pháp Việt Nam là vậy). Ràng buộc pháp lý là cần thiết để giữ “luật chơi” và có thể chuyển hóa ràng buộc thành thỏa thuận dân sự.

Mục đích đầu tư linh hoạt khi chọn “danh mục” này: Không chỉ là lợi nhuận, mục đích đầu tư vào start-up còn có thể gắn với các hỗ trợ phát triển cho start-up, hướng đến vòng đầu tư kế tiếp. Nói cách khác, nhà đầu tư thường không chọn con đường chỉ “ngồi đấy” mà hưởng lợi tức thụ động. Điều này đồng thời cho nhà đầu tư quyền lựa chọn về hình thức đầu tư “chủ động” hay “thụ động” trước khi “bơm” vốn. Chỉ có một số ít chọn cách đầu tư “lướt sóng” - tìm kiếm cơ hội thoái vốn nhanh hoặc thực hiện các chiến lược khác về kiểm soát thị phần khu vực hoặc nhằm hạn chế cạnh tranh cùng ngành (có thể hạn chế chính start-up đó).

Bản chất việc đầu tư vào start-up là đầu tư vào giá trị “tương lai”, là tiềm năng phát triển đột phá, chứ không phải là việc “chia phần hiện hữu”.

Tài sản vô hình giữ quyền quyết định: Start-up tại thời điểm đầu thường không sở hữu nhiều tài sản hữu hình như bất động sản, nhà xưởng, máy móc…, thậm chí không có gì ngoài … ý tưởng. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản trí tuệ và tài sản vô hình khác, cũng như phương thức định giá tài sản này trong quá trình đầu tư là điều mà các bên luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Tính pháp lý đặc thù: Điểm lưu ý cuối cùng là việc Việt Nam chưa có đầy đủ quy định và hành lang pháp lý cụ thể cho đầu tư vào start-up cũng như quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc đầu tư vào start-up hiện nay vẫn thường được áp dụng như doanh nghiệp thông thường khác. Một số hình thức đầu tư linh hoạt vào start-up, như thông qua công cụ đầu tư đặc biệt (Special Purpose Vehicle), cho vay chuyển đổi, hợp tác kinh doanh dự án…, đang dần phổ biến. Việc đầu tư vào start-up cần đảm bảo an toàn pháp lý, nhưng mặt khác, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư cũng là điều đáng để cân nhắc.

Theo Lâm Tuấn Minh - LS. Nguyễn Văn Lộc/Báo đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều nay (28/11), Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giao thông vận tải

Chiều nay (28/11), Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Chiều 28/11, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Tổng Thư ký Quốc hội và phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 3, đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa trước kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó, cử tri kiến nghị Thành phố và Sở Xây dựng sớm có lộ trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn.
Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ y tế, trợ giúp pháp lý

Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ y tế, trợ giúp pháp lý

(LĐTĐ) Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 28/11, với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận tại địa phương

Hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận tại địa phương

(LĐTĐ) Trong những năm qua, công tác dân vận ở Tổ dân phố trên địa bàn phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện… Qua đó, Tổ dân vận đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Từ 15 giờ hôm nay (28/11): Giá xăng lên sát 21.000 đồng một lít

Từ 15 giờ hôm nay (28/11): Giá xăng lên sát 21.000 đồng một lít

(LĐTĐ) Từ 15 giờ hôm nay (28/11), giá xăng, dầu đồng loạt tăng, trong đó giá xăng E5 tăng gần 500 đồng/lít.
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đối với toàn thể cán bộ, hội viên Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ, tạo động lực cho sự phát triển mới trong hoạt động và xây dựng các cấp Hội từ quận đến cơ sở.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ứng cử tại quận Bắc Từ Liêm đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin khác

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động