Nâng cao chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trong tình hình mới

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những mục tiêu đặt ra đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội hiện nay là việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, trong đó có việc nâng cao chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.
94,4% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá
Vui tươi, đầm ấm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư được tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11).Thông qua Ngày hội của toàn dân, nhằm tăng cường, củng cố và phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh việc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở, thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020), chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nâng cao chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trong tình hình mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao quà cho các hộ nghèo phường Láng Hạ nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. (Ảnh: Lê Hải)

I. Nội dung Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

1. Công tác tuyên truyền.

a. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng.

- Tuyên truyền kết quả phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Mặt trận với chính quyền, các tập thể, hộ gia đình, cá nhân đã tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, khu dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình.

- Tuyên truyền thông qua cuộc họp của thôn, tổ dân phố ở khu dân cư, sinh hoạt của Mặt trận và các đoàn thể Nhân dân.

- Xây dựng các cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu ở các khu trung tâm, nơi tập trung đông người gắn với chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Các cơ quan, công sở trang trí khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trong dịp kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2020).

- Vận động các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong dịp tổ chức Ngày hội.

2. Các hoạt động chào mừng, hưởng ứng Ngày hội Đại đoàn kết.

a. Tổ chức tọa đàm, đối thoại giữa Nhân dân với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền để thông tin, trao đổi và giải quyết những vấn đề Nhân dân quan tâm, nhất là những bức xúc ở cộng đồng dân cư; góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

b. Đánh giá kết quả các hoạt động xây dựng cộng đồng dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong 5 năm qua (2015 – 2020) và 03 năm thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội (2017 – 2020); bàn biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng Cuộc vận động và các hoạt động xây dựng cộng đồng dân cư tự quản. Tổ chức các hình thức tọa đàm, trao đổi, phát huy sáng kiến của Nhân dân tham gia xây dựng quê hương...

c. Tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ...

d. Xây dựng, khánh thành nhà Đại đoàn kết, các công trình phúc lợi, công trình dân sinh ở cộng đồng nhân dịp Ngày hội.

đ. Tổ chức các hoạt động về môi trường: Trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang khu dân cư sạch, đẹp...

e. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, hội thi, hội diễn, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chú trọng phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

g. Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm tiêu biểu của địa phương nhằm vinh danh sản phẩm truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu tạo khí thế sôi nổi trong Ngày hội.

h. Tổ chức vinh danh các gia đình, dòng họ có thành tích trong phong trào khuyến học, khuyến tài tại địa phương. Vinh danh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho cộng đồng dân cư; tổ chức các hoạt động mừng thọ, đám cưới vàng, đám cưới kim cương nhân dịp tổ chức Ngày hội.

i. Tùy theo điều kiện thực tế có thể tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” phù hợp để tạo không khí đoàn kết, ấm cúng trong khu dân cư. Đối với các khu dân cư đô thị (có điều kiện) nên tổ chức phần Hội tại các nơi công cộng theo hình thức sân khấu hóa nhằm tạo không khí sôi nổi và thu hút sự tham gia của bà con ở khu dân cư

3. Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

a. Thành phần tham gia Ngày hội:

- Nhân dân ở khu dân cư, liên khu dân cư; người dân đi làm ăn xa; cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang các câp đóng trên địa bàn.

- Mời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động hỗ trợ, đóng góp cho cộng đồng dân cư.

- Mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đại biểu các cơ quan, đơn vị kết nghĩa của địa phương đến dự Ngày hội.

b. Hình thức trang trí:

- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư.

- Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:

c. Thời gian tổ chức:

Thời gian tổ chức Ngày hội nên diễn ra 01 ngày, tập trung trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2020 đến hết ngày 18/11/2020.

d. Chương trình Ngày hội:

* Phần Lễ:

(1) Chào cờ.

(2) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (gắn với ôn lại lịch sử, truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tuyên truyền nghị quyết Đại hội Đảng các cấp).

(3) Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư hoặc liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (nếu tổ chức liên khu dân cư), gồm các nội dung chính:

- Khái quát chung về cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” 5 năm (2015 – 2020) và 03 năm thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội (2017 – 2020). Tình hình đời sống Nhân dân và phương hướng thực hiện Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong những năm tới.

(4). Các đại biểu trao đổi, thảo luận

(5). Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).

(6). Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân có nhiều thành tích xây dựng cộng đồng dân cư trong 5 năm (2015 – 2020)

(7). Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).

(8). Phát động Nhân dân cộng đồng dân cư hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (nhiệm kỳ 2020 - 2025) .

(9). Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.

* Phần Hội theo nội dung(có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ):

e. Trách nhiệm chủ trì tổ chức Ngày hội:

- Tổ chức Ngày hội ở 01 khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố tổ chức;

- Tổ chức Ngày hội có từ 02 khu dân cư trở lên: Do liên Ban Công tác Mặt trận chủ trì phối họp với các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố tổ chức.

- Tổ chức Ngày hội trong phạm vi toàn xã, phường, thị trấn: Do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức.

II. Tồn tại, hạn chế:

1. Một số khu dân cư tổ chức Ngày hội còn hình thức, nặng nề phần lễ, chưa quan tâm đúng mức phần hội, nên việc thu hút trong Nhân dân trong cộng đồng dân cư tham gia còn hạn chế.

2. Việc đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của một số địa phương còn chung chung, chưa cụ thể gắn với tình hình thực tế của từng địa bàn dân cư.

3. Chất lượng tổ chức Ngày hội chưa đồng đều giữa các địa phương.

4. Năng lực tổ chức, điều hành của ban công tác Mặt trận một số nơi còn lúng túng. Việc bình xét công nhận gia đình văn hóa, việc biểu dương tập thể cá nhân tiêu biểu có nơi còn chưa tạo thành động lực đẻ thúc đẩy phong trào.

III. Giải pháp nâng cao chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trong thời kỳ mới

- Thứ nhất, cần tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc chuẩn bị tích cực, chu đáo để Ngày hội thực sự là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Coi trọng ký kết kế hoạch liên tịch phối hợp hàng năm giữa Uỷ ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để có sự phối hợp đồng bộ, có diều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp với các hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng dân cư…

- Thứ hai, coi trọng công tác tuyên truyền trước, trong và sau Ngày hội nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm tham gia của quần chúng, nhân dân trong khu dân cư.

- Thứ ba, không ngừng sáng tạo, đổi mới, nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội sát với tình hình thực tế của khu dân cư, rút ngắn phần lễ, tăng phần hội. Động viên, khai thác phát huy sức sáng tạo, các nguồn lực, tiềm năng trong nhân dân. Làm tốt công tác tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến để nhân rộng.

- Thứ tư, tiếp tục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là Trưởng, Phó ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; nêu cao vai trò chủ trì của Ban công tác Mặt trận và sự phối hợp đồng bộ giữa các đoàn thể ở khu dân cư.

Ban Phong trào

(Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động