Nâng cao kiến thức hỗ trợ, bảo vệ lao động nữ di cư ứng phó với bạo lực
![]() | Tọa đàm cấp cao về năm ASEAN 2020 |
![]() | Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Liên Hợp Quốc |
![]() | Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động của LHQ |
Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo tập huấn “Ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư dành cho cán bộ ngoại giao”, diễn ra từ 2-3/10 tại Hà Nội. Hội thảo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức.
![]() |
Ông Vũ Việt Anh, Cục trưởng Cục Lãnh sự phát biểu khai mạc Hội thảo tập huấn. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Hội thảo tập huấn “Ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư dành cho cán bộ ngoại giao” là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “An toàn và Bình đẳng: Hiện thực hóa quyền và cơ hội của lao động nữ di cư trong khu vực ASEAN”, một phần của "Sáng kiến tiêu điểm của Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc" nhằm xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tham dự Hội thảo có hơn 100 cán bộ ngoại giao, phần lớn là những người sẽ công tác tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Việt Anh, Cục trưởng Cục Lãnh sự khẳng định, trong quản lý di cư, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài là ưu tiên hàng đầu và cũng là nhiệm vụ quan trọng trong chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại của Bộ Ngoại giao. Hội thảo sẽ góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ ngoại giao tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ, bảo vệ quyền của người di cư, đặc biệt là lao động nữ di cư bị bạo lực.
Ông Koen Duchateau, Trưởng Ban Hợp tác phát triển Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ việc thực hiện Chương trình “An toàn và Bình đẳng” sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về lao động di cư trong đó có phòng, chống bạo lực đối với lao động nữ di cư và phòng, chống mua bán người. Ông cũng khẳng định Hội thảo là cơ hội để trao đổi và triển khai các giải pháp nhằm tăng cường ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư khi họ làm việc ở nước ngoài.
![]() |
Bà Melissa Alvarado, Giám đốc Chương trình Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thuộc Văn phòng vùng của UN Women tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại Hội thảo tập huấn. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Theo bà Melissa Alvarado, Giám đốc Chương trình Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thuộc Văn phòng vùng của UN Women tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: “Lao động nữ di cư đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của quốc gia nhập cư cũng như quốc gia xuất cư nhưng nhiều người trong số họ vẫn phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt là dễ bị tổn thương hơn nếu bị bạo lực, lạm dụng và bóc lột trong tất cả các giai đoạn của quá trình di cư. Phụ nữ di cư thường không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu, có thể không có dịch vụ vào thời điểm và tại nơi mà họ cần hoặc bằng ngôn ngữ mà họ hiểu được”.
Chia sẻ với bà Melissa Alvarado, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Văn phòng quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế khẳng định, khi không được tiếp cận hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, lao động nữ di cư có thể dễ bị tổn thương hơn trước tình trạng bóc lột lao động và phải đối mặt với các rủi ro về bạo lực.
Vì vậy, Hội thảo này là một cơ hội tốt để đảm bảo rằng lao động nữ di cư tiếp cận được các nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng, những người đối xử với họ bằng sự tôn trọng và phẩm giá.
![]() |
Ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Văn phòng quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế phát biểu tại Hội thảo tập huấn. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Hội thảo sẽ giới thiệu các khái niệm về giới, bạo lực giới, vấn đề di cư, công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như kỹ năng ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư. Mục đích của Hội thảo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ ngoại giao trong công tác bảo hộ công dân, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ đối với lao động nữ di cư Việt Nam là nạn nhân của bạo lực, giúp đảm bảo quyền lợi, sự an toàn và nhân phẩm của người lao động di cư nói chung, lao động nữ di cư nói riêng, góp phần thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và quản lý hiệu quả di cư quốc tế của Việt Nam.
Chương trình An toàn và Bình đẳng: Hiện thực hóa quyền và nghĩa vụ của lao động nữ di cư tại khu vực ASEAN là một phần của Sáng kiến tiêu điểm nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, sáng kiến toàn cầu được Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc thực hiện trong nhiều năm. Chương trình An toàn và Bình đẳng được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế và UN Women (phối hợp cùng UNODC) nhằm mục tiêu đảm bảo di cư lao động an toàn và bình đẳng cho tất cả mọi phụ nữ trong khu vực ASEAN. Thời gian thực hiện chương trình là 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47