Nâng cao môi trường văn hóa để tạo thương hiệu du lịch

(LĐTĐ) Xây dựng môi trường văn hóa tại các khu du lịch sẽ góp phần quan trọng gây dựng hình ảnh và thương hiệu trong tâm trí của khách du lịch về điểm đến. Môi trường văn hóa tốt sẽ tạo ra trải nghiệm du lịch đặc sắc và không gian an toàn cho du khách, thúc đẩy hoạt động bảo tồn di tích, phát triển kinh tế bền vững.
Ngành Du lịch Thủ đô lấy lại đà tăng trưởng Ấn tượng chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Ha Noi 2024”
Nâng cao môi trường văn hóa để tạo thương hiệu du lịch
Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Xây dựng môi trường văn hóa là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ta rất quan tâm và nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 6/9/2014 về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước), trong đó xác định: “Cần xây dựng môi trường văn hóa đồng bộ, lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, xây dựng môi trường văn hóa phải gắn với không gian, điều kiện và chủ thể của mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, đồng thời phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa”.

Những năm qua, ngành Du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội và thúc đẩy giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề môi trường văn hóa du lịch như đảm bảo an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ du lịch ở một số nơi còn bất cập, sản phẩm du lịch văn hóa còn thiếu tính đa dạng hấp dẫn. Công tác quản lý môi trường du lịch còn bộc lộ hạn chế; nếp sống văn minh, ý thức pháp luật chưa nghiêm, đạo đức nghề nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động cũng ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng môi trường du lịch và hình ảnh điểm đến du lịch.

Hiện nay chưa có quy định pháp lý về môi trường văn hóa trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, Luật Du lịch số 09/2017/QH14 đã đề cập nội dung về môi trường du lịch. Theo đó, Luật Du lịch xác định ‘‘môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch’’; nguyên tắc phát triển du lịch là ‘‘Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng’’. Đồng thời, Luật Du lịch có 1 điều quy định về ‘‘bảo vệ môi trường du lịch’’ trong đó xác định rõ vai trò của Bộ, cơ quan ngang Bộ; của chính quyền địa phương; tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch cũng như của khách du lịch và cộng đồng dân cư.

Trên địa bàn Thủ đô, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Đây cũng là nơi chú trọng nâng cao môi trường văn hóa du lịch, xây dựng hình ảnh di tích quốc gia đặc biệt, thực sự thân thiện, mến khách. Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: “Trước hết, phải thay đổi nhận thức, từ tư duy quản lý di tích theo kiểu cũ, đóng, mở cửa di tích chuyển sang tư duy phát huy các giá trị của di tích với những sản phẩm, hoạt động mang tính văn hóa, sáng tạo. Trong đó, đề cao giá trị văn hóa và từng bước chuyển hóa thành các hành vi, hoạt động, tạo nề nếp tại di tích. Qua đó, hình thành nên môi trường du lịch văn hóa sáng tạo tại một di sản với những giá trị do các thế hệ trước để lại. Trên cơ sở đó, hình thành nên những giá trị mới cho cộng đồng, cho xã hội, đưa giá trị di sản mang hơi thở của cuộc sống đương đại, đáp ứng đa dạng về nhu cầu và mong muốn của du khách được tiếp cận những giá trị mang bề dày của văn hóa đã tạo dựng trong hàng nghìn năm”.

Thời gian sắp tới, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, Trung tâm sẽ kết nối hồ Văn với khu Nội tự và vườn Giám thành một quần thể di tích hoàn chỉnh (kết nối về địa lý và kết nối về nội dung hoạt động). Đặc biệt, đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám phát triển thành một Trung tâm hoạt động văn hoá thực sự với chương trình hoạt động được dự kiến theo nhiều cấp độ thời gian khác nhau (theo năm, quý, tháng, tuần), trong đó có cả các hoạt động ban ngày và buổi tối, để trở thành không gian sáng tạo. Ngoài ra, số hoá toàn bộ các dữ liệu di sản và phát triển các ứng dụng tích hợp trên website hoặc cài đặt trên smartphone cho phép công chúng, khách tham quan tìm hiểu về di tích theo từng chuyên đề. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các khâu khai thác hoạt động, từ quản lý, bán vé đến cung cấp dịch vụ tham quan, trải nghiệm cho du khách… Hoạt động dịch vụ trong du lịch sẽ làm thay đổi nhận thức, thói quen làm việc theo tư duy bao cấp sang tư duy phục vụ, giúp người lao động làm trong ngành Du lịch năng động, sáng tạo và trách nhiệm hơn trong công việc, tạo dấu ấn cho du khách.

Bàn về việc xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực du lịch, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, xây dựng một môi trường văn hóa trong lĩnh vực du lịch có tầm quan trọng trong việc tạo trải nghiệm tích cực cho du khách. Môi trường văn hóa tốt giúp tạo ra trải nghiệm du lịch đặc sắc và không gian an toàn cho du khách, thúc đẩy hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương. Môi trường văn hóa hỗ trợ đáng kể cho đa dạng văn hóa và tôn trọng giữa các cộng đồng, tạo nên một không gian du lịch thân thiện. Bên cạnh đó, du lịch có thể tạo ra cơ hội tốt cho phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương. Một môi trường văn hóa tốt có thể giúp kích thích doanh nghiệp địa phương và tăng thu nhập cho cộng đồng, đảm bảo rằng các di tích lịch sử, văn hóa được bảo tồn và quản lý một cách bền vững. Môi trường văn hóa còn giúp cải thiện giao tiếp giữa nhân viên du lịch và du khách, từ đó tạo ra một ấn tượng tích cực và tăng cường hình ảnh địa điểm du lịch, từ đó, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và danh tiếng tốt, thu hút nhiều du khách hơn.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Xem thêm
Phiên bản di động