Nâng cao nhận thức cộng đồng về “Sống số lành mạnh”
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng… "Chiến binh" Nguyễn Xuân Hoàn vượt qua bệnh tật cống hiến vì cộng đồng Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó |
Buổi phát trực tiếp tập số 1 của chiến dịch Vaccine Số - “Sống số lành mạnh” vừa diễn ra vào tối 7/11 trên kênh TikTok LIVE Việt Nam, Fan page MSD Việt Nam và Fan page Lan Tỏa Yêu Thương đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người xem. Buổi phát được thực hiện bởi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và TikTok trong khuôn khổ chiến dịch Vaccine Số.
Với chủ đề về tầm quan trọng của quyền riêng tư và bảo mật dành cho đối tượng thanh thiếu niên, buổi phát trực tiếp có sự góp mặt của bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững; ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam; Nhà báo Hoàng Anh Tú và Nhà sáng tạo nội dung TikTok Nguyễn Hải Ninh.
Những lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm của các khách mời trong buổi phát trực tiếp được truyền tải thông qua nhiều hình thức như câu hỏi trắc nghiệm, thảo luận, hỏi đáp với khán giả… Những chia sẻ “người thật - việc thật” từ các vị khách mời đã có tác động không nhỏ tới người xem, đặc biệt tới các phụ huynh và giáo viên về quyền riêng tư và bảo mật cho trẻ vị thành niên trên môi trường trực tuyến.
Sự phát triển của Internet là con dao hai lưỡi
Sau phần câu hỏi trắc nghiệm phổ biến kiến thức chung, MC Diễm Linh đã cùng các khách mời khái quát hoá về các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới quyền riêng tư và bảo mật của trẻ vị thành niên trên không gian số. Mặc dù Internet đang phát triển với tốc độ chưa từng có, nhưng chính đặc tính dễ dàng kết nối của Internet chính này lại mang đến những mặt có hại cho người dùng.
“Internet ngày nay giúp con người xoá nhòa khoảng cách khi mỗi chúng ta có thể kết nối với nhau và với thế giới nhanh hơn. Chỉ cần có chiếc điện thoại, một người ở nhà có thể tiếp cận với nguồn thông tin vô tận, vừa tức thì, vừa mang tính thời sự. Nhưng vì thế mà Internet cũng dẫn tới những mặt trái như tin giả không được kiểm chứng tràn lan, các thông tin độc hại dễ tìm kiếm… Với những người phụ huynh thì không lạ gì cảnh con cái bị sa đà khi dùng Internet, ảnh hưởng tới thị giác, tư thế ngồi…”, nhà báo Hoàng Anh Tú nhận định.
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ thanh thiếu niên trên không gian mạng |
Còn ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ: “Tôi không phủ nhận ưu điểm to lớn của Internet nhưng không thể không lưu ý trước những mặt trái. Ngoài chuyện tin giả, thông tin tiêu cực thì người dùng còn dễ bị xâm hại quyền riêng tư và bảo mật như bị đánh cắp thông tin, bôi nhọ, lừa đảo qua mạng… Với đối tượng trẻ vị thành niên thì càng nguy hiểm hơn do các em chưa có đủ nhận thức. Chính vì vậy phụ huynh, giáo viên, toàn thể xã hội và các nền tảng đang không ngừng nỗ lực để hỗ trợ, bảo vệ, giáo dục các em”.
Bổ sung thêm vào chia sẻ của Nhà báo Hoàng Anh Tú và Đại diện TikTok Việt Nam, bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững cho biết: “Thanh thiếu niên đang là độ tuổi dễ tiếp cận Internet, nhưng cũng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng tiêu cực nhất. Sự xâm hại đến quyền riêng tư và bảo mật của các em có thể dẫn tới các hệ luỵ về cả thể chất lẫn tinh thần như xấu hổ, tự ti, bất an, mệt mỏi…”.
Để phòng tránh những trường hợp không đáng có, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên cùng những đối tượng liên quan cần nhận thức được tầm quan trọng của quyền riêng tư và bảo mật trong môi trường mạng. “Trong thời đại 4.0, mọi thông tin con trẻ đăng lên mạng đều rất dễ bị kẻ xấu lưu về, lan truyền rộng rãi, vậy nên cần cài đặt đối tượng cũng như quyền riêng tư thật cẩn thận. Ngoài ra, trẻ dưới 18 tuổi chưa thể tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình cùng như không đủ kiến thức về những vấn đề bảo mật và quyền riêng tư này, nên cần sự trợ giúp của phụ huynh cũng như thầy cô giáo, người lớn có trách nhiệm xung quanh để giúp đỡ các em”, bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.
Cần chung tay để hỗ trợ thanh thiếu niên
Là người bố của 3 đứa con, Nhà báo Hoàng Anh Tú đã từng có nhiều quan điểm xoay quanh việc nuôi dạy con văn minh - cởi mở thời hiện đại. Dù vậy trong khía cạnh an toàn bảo mật trên không gian số, “anh Chánh Văn” cho rằng các phụ huynh không được buông lỏng, cần có những phương pháp khéo léo: “Việc kết bạn với con trên mạng xã hội là một việc cần có sự tinh tế, chừng mực để sao cho con thấy mình là ‘người bạn’ dễ dàng tâm sự, nhờ cậy, chứ không phải ‘sợ’ mình. Thay vì kiểm soát, cấm đoán, phụ huynh có thể thường xuyên nhắc nhở con bảo vệ tài khoản, chia sẻ những tài liệu về quyền riêng tư.
Ngoài ra, các bố mẹ nên khuyên con thay đổi mật khẩu các tài khoản thường xuyên, không đặt trùng lặp; bật bảo vệ hai lớp; cài đặt quyền riêng tư cho bài đăng… Và không thể thiếu khoản tự trau dồi, chúng ta cần là một chuyên gia trước tiên đã, để khi còn cần giúp đỡ là có thể gỡ rối cho các con”.
Nhà báo Hoàng Anh Tú và Nhà sáng tạo nội dung TikTok Nguyễn Hải Ninh chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để bảo vệ con trẻ cũng như bản thân trên không gian mạng |
Nguyễn Hải Ninh - Nhà sáng tạo nội dung TikTok đã từng có những trải nghiệm khó quên về quyền riêng tư và bảo mật khi sử dụng mạng xã hội bộc bạch: “Trong một lần đăng video, em đã vô tình để lộ thông tin về địa chỉ và và biển số xe lên mạng, sau đó bị người lạ tìm đến làm phiền. May mắn khi đó em có bố mẹ bảo vệ, nhưng vẫn là bài học đáng nhớ. Từ đó, em luôn khuyên bạn bè và những người theo dõi cần chủ động bảo vệ bản thân, cẩn trọng khi chia sẻ thông tin”.
Hải Ninh cũng động viên và chia sẻ, trong trường hợp còn chưa rõ cách xử lý, các phụ huynh, giáo viên và thanh thiếu niên có thể liên hệ tới những mạng lưới hỗ trợ như: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; trình báo tới cơ quan Công an các cấp hoặc gọi đường dây nóng của Công an 113; liên hệ Ngôi nhà bình yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1900.969.680; liên hệ cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân.
Tiếp nối những chia sẻ từ Nhà sáng tạo nội dung TikTok Nguyễn Hải Ninh, bà Nguyễn Phương Linh nhấn mạnh thêm vai trò của các giáo viên trên không gian mạng: “Có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục và định hướng nhân cách trẻ vị thành niên, các giáo viên cũng có thể hành động để trợ giúp học trò như khuyên các em tự bảo vệ tài khoản, giới thiệu thời gian biểu sử dụng Internet chừng mực, tư vấn các kho thông tin hữu ích, sẵn sàng lắng nghe và tâm sự với các em…”.
Ngoài ra, bà Linh cũng kêu gọi ý thức từ những người dùng Internet: “Không chỉ thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên mà toàn thể người dùng Internet cần “Think before you do” - tức là có sự cân nhắc kỹ trước bất kỳ câu nói, hình ảnh, hành động nào trên mạng. Khi xác định rõ giới hạn và đối tượng chia sẻ là bạn đã siết chặt quyền riêng tư và bảo mật ở cấp độ cao hơn”.
Tổng kết lại buổi phát trực tiếp, Đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ về những cam kết và nỗ lực của TikTok trong việc đảm bảo môi trường “sống số lành mạnh” trên không gian mạng dành cho tất cả người dùng, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. “TikTok đã giới thiệu một số tính năng an toàn, trao quyền cho người dùng chủ động kiểm soát tài khoản và nội dung của chính mình. Bằng cách này, những người dùng vị thành niên có thể kiểm soát chặt quyền riêng tư và bảo mật. Với các tài khoản được cài đặt ở trạng thái riêng tư, chỉ những tài khoản được người dùng phê duyệt mới có thể theo dõi, xem các video, và nhắn tin trực tiếp. Ngoài ra, bộ lọc bình luận, quản lý thời gian truy cập, chế độ hạn chế và tính năng báo cáo trong ứng dụng cũng là những tính năng an toàn vừa được cập nhật trong thời gian vừa qua” - ông Nguyễn Lâm Thanh cho hay.
Thông qua buổi phát trực tiếp tập số 1 của chiến dịch Vaccine Số - “Sống số lành mạnh”, các khách mời cùng người xem đã được trang bị các kiến thức hữu ích trong hành trình bảo vệ con trẻ “sống số” lành mạnh. Đã đến lúc cần những liều “Vaccine Số” để giúp con em “miễn dịch” với các nguy cơ tiềm ẩn trên thế giới số, mang lại môi trường văn minh, tích cực trên các nền tảng để thanh thiếu niên có thể thỏa sức sáng tạo và chia sẻ quan điểm cá nhân. Đó cũng là động lực thôi thúc TikTok thực hiện những chiến dịch nâng cao nhận thức và bảo vệ an toàn cộng đồng như Vaccine Số.
Chưa dừng lại ở chủ đề “Sống số lành mạnh”, trong khuôn khổ chiến dịch Vaccine Số, TikTok cùng các tổ chức chính phủ và phi chính phủ còn có hai buổi phát sóng trực tiếp với những chủ đề thiết thực xoay quanh an toàn trực tuyến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21