Nâng cao vị thế của Công đoàn
Điểm nhấn mới về công đoàn - NLĐ
Lâu nay khi nói đến phá sản, người ta thường nghĩ đó là “chuyện” riêng của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là ngành tài chính và kế hoạch- đầu tư, tòa án... không ai nghĩ có cả vai trò của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, với Luật Phá sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, ngoài các quy định mang tính chuyên môn có quy định rất cụ thể về vai trò của công đoàn trong việc tham gia quyết định doanh nghiệp phá sản theo luật cũng như vai trò quan trọng của người lao động.
Theo luật, chủ nợ (người lao động- PV) không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
Cắt nghĩa về nội dung trên, trao đổi với PV, một quan chức ở Ủy ban Kinh tế- Ngân sách Quốc hội nói: Cái mới của luật lần này là đã thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn và người lao động trong doanh nghiệp. Ví như trước đây, nói đến chủ nợ DN thường là các đối tác ngân hàng, tín dụng, doanh nghiệp khác... Còn Luật mới hiện hành quy định thêm chủ nợ là người lao động. Nếu DN với tư cách là chủ sử dụng lao động mà nợ lương công nhân quá thời hạn quy định thì người lao động có quyền đâm đơn gửi cơ quan đại diện của mình là tổ chức công đoàn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa. Công đoàn tiến hành xem xét để thương thảo với giới chủ và có quyền đệ trình tòa án để giải quyết. Cạnh đó, nếu người lao động không làm đơn, thì tùy thực tế công đoàn sẽ tiến hành mở thủ tục phá sản, nếu thấy quyền lợi về tài chính của đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng.
Về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản: Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên (người được Tòa án chỉ định để quản ký tài sản của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản), doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật phá sản; Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân; Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; yêu cầu kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng; Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Tham gia Hội nghị chủ nợ; Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật.
Đã có còi... thổi thế nào
Để thực thi luật này, tới đây cần phải chờ các nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Phá sản (sửa đổi) đã nâng tầm vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia quản lý các thành phần, loại hình doanh nghiệp như hiện nay. Một đại biểu Quốc hội nói vui, trước đây chúng ta nói “vai trò” của tổ chức công đoàn ở hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội; đặc biệt là doanh nghiệp còn chưa được đề cao nên không phát huy hết vai trò. Nay Hiến pháp hiện hành, Luật Công đoàn, Luật phá sản đã đưa tầm của tổ chức công đoàn lên rất cao. Không chỉ cho cây “gậy” mà con cho cả “còi” vấn đề còn lại là từng tổ chức công đoàn phát huy vai trò của mình ra sao. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói rằng, nếu biết vận dụng các quy định của công đoàn đã được pháp luật công nhận thì vai trò của tổ chức công đoàn thực sự có sức mạnh trong hoạt động kinh doanh của DN. Công đoàn không chỉ đơn thuần là “địa chỉ” hòa giải hay “đấu tranh” bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, mà còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp, có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa khi giới chủ nợ lương của đoàn viên, công nhân lao động quá 3 tháng. Và như vậy, nếu biết phát huy những gì pháp luật quy định, tổ chức công đoàn sẽ là một trong những trụ cột chính trong doanh nghiệp. Vấn đề còn lại chỉ nằm ở các thủ tục hướng dẫn luật và bản lĩnh cán bộ công đoàn như thế nào mà thôi.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: "Điểm nhấn của đạo luật này là quy định cá nhân người lao động chỉ thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua tổ chức công đoàn để tránh việc nộp đơn tràn lan. UBTVQH cho rằng trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã nợ lương người lao động thì người lao động trở thành chủ nợ và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bình đẳng như các chủ nợ khác. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”. Điểm đáng lưu ý thêm, đó là Công nhân có quyền nộp đơn xin mở thủ tục phá sản nếu DN chậm trả lương quá 3 tháng. |
Hà Lê
Nên xem
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin khác
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp
Sự kiện 07/11/2024 21:53
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin mới 07/11/2024 21:44
Tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin mới 07/11/2024 21:42
Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8
Sự kiện 07/11/2024 16:42
Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Sự kiện 07/11/2024 16:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin mới 07/11/2024 15:33
TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN
Tin mới 07/11/2024 15:13
Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ, kéo dài
Tin mới 07/11/2024 14:41
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8
Tin mới 07/11/2024 13:57
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đón nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
Tin mới 07/11/2024 13:51