Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp cần thiết nhằm bảo vệ môi trường cho tương lai. Thời gian qua, công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng với nhiều mô hình, hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Từ câu chuyện thu gom vỏ hộp sữa tới các sáng kiến bảo vệ môi trường Lan tỏa dự án cộng đồng ý nghĩa "Đổi giấy lấy cây - Đổi nhựa lấy quà"

Từ những việc làm nhỏ

Tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Chính vì vậy, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong các nhà trường thông qua những hành động, việc làm từ nhỏ nhất là cách làm hiệu quả và cần thiết.

Nâng cao ý thức  bảo vệ môi trường
Học sinh Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai cùng nhau lan tỏa dự án cộng đồng ý nghĩa "Đổi giấy lấy cây - Đổi nhựa lấy quà".

Từ nhiều năm nay, năm học nào, Trường Tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân) cũng phát động ngày hội bảo vệ môi trường với hàng loạt hoạt động, việc làm thiết thực để giáo dục ý thức cho học sinh. Chẳng hạn nhưhọc sinh các lớp cùng thiết kế thời trang từ túi ni lông, giấy báo, vỏ sữa. Với hoạt động này, học sinh không chỉ được vui chơi mà còn được tìm hiểu, thuyết trình về tác hại của những phế thải đối với cuộc sống; từ đó có thể đưa ra giải pháp tái chế nguyên vật liệu phế thải, đề xuất biện pháp bảo vệ, giữ gìn môi trường trong trường học và cộng đồng. Ngoài ra, nhà trường còn phát động phong trào học sinh làm đồ dùng học tập trên lớp từ những nguyên liệu phế thải; quét dọn cổng trường, lớp học; tự chăm sóc cây xanh trong trường…

Tương tự, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm), nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, những năm qua, nhà trường luôn chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các môn học cũng như hoạt động giáo dục; đồng thời xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa, thiết thực, gần gũi với môi trường và tạo được sự hứng thú cho học sinh như tham gia hưởng ứng “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Ngày môi trường thế giới”; quét dọn, vệ sinh sân trường, lớp học...

Hay như tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông), xuất phát từ thực tế trong quá trình học tập, lượng giấy, tài liệu, chai lọ cũng như số lượng pin thiết bị điện tử được sử dụng rất nhiều; những thứ đó khi thải ra môi trường rất có hại, đặc biệt là pin điện tử, nếu có thể tái chế sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường; các học sinh trong trường đã cùng nhau lan tỏa dự án cộng đồng ý nghĩa "Đổi giấy lấy cây - Đổi nhựa lấy quà". Theo đó, chỉ với một vài kg giấy (giấy photo, vở, sách, tạp chí, vỏ hộp sữa giấy đã dùng hết...) là học sinh có thể đổi được một chậu cây cảnh như sen đá, xương rồng… rất đẹp đẽ, dễ thương. Ngoài ra, vỏ lon bia, nước ngọt, pin hỏng, thiết bị điện tử hỏng cũng có thể mang đổi lấy cây và các đồ dùng học tập thân thiện.

“Hoạt động “Đổi giấy lấy cây - Đổi nhựa lấy quà" không chỉ giúp các bạn học sinh nâng cao giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng mà còn góp phần thay đổi thói quen, nhận thức về các vấn đề liên quan đến môi trường hiện nay; từ đó sẽ hình thành những thói quen, lối sống tích cực trong việc bảo vệ môi trường" - Thúy Ngân (học sinh lớp 11I Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, điều phối dự án) chia sẻ.

Nâng cao ý thức

Trong các sáng kiến bảo vệ môi trường tại trường học ở Hà Nội, đặc biệt có thể kể đến chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa do Tetra Pak phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cùng các đối tácchính thức triển khai trên diện rộng tới 1.200 trường mầm non và tiểu học từ năm học 2019 - 2020. Kết thúc năm học, mặc dù gián đoạn gần nửa năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chương trình vẫn thu gom được 269 tấn vỏ hộp sữa (tương đương với gần 27 triệu vỏ hộp) để đưa đi tái chế.

Nâng cao ý thức  bảo vệ môi trường
Các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp sữa. (Ảnh: P.T)

Đến năm học 2020 - 2021, chương trình có quy mô mở rộng tại Hà Nội với 1.600 trường tiểu học và mầm non tham gia. Trong khuôn khổ chương trình, các học sinh sẽ tiếp tục được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán sticker lên miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó sẽ được thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy giấy Đồng Tiến Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích khác như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái...

Được biết, những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục môi trường, giáo dục về đa dạng sinh học, giáo dục tài nguyên biển, hải đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục các cấp học, các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tiến đến phát triển bền vững, đạt Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs) của Liên hợp quốc đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết tham gia.

Cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, các trường học trong cả nước đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền và các phong trào xanh - sạch - đẹp, xanh hoá nhà trường, các cuộc thi văn nghệ, sáng tác tranh cổ động, thi viết, thi vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học... Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiếp nhận các dự án về giáo dục môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu… với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Là một trong số hàng nghìn trường học trên địa bàn thành phố tham gia chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa; giáo viên và học sinh của Trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy) đã được hướng dẫn cách phân loại, xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống (cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán kín miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định…). Thời gian đầu khi mới triển khai, nhà trường có gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm, các em học sinh đã hình thành được thói quen mới, không vứt vỏ hộp giấy sau khi uống mà tự giác xử lý và để đúng nơi quy định chờ đưa đi tái chế. Các thầy cô giáo tham gia chương trình cũng nhận thấy sự cần thiết của việc phân loại rác tại nguồn, nhiều thầy cô đã thực hiện phân loại rác tại nguồn tại nhà. Đây là những hiệu ứng lan tỏa hết sức tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cũng đánh giá cao mô hình học sinh tự chủ của chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa này.Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ độ tuổi mầm non và tiểu học không chỉ giúp các em bảo vệ môi trường tại trường học mà còn lan tỏa đến gia đình và xa hơn nữa là chúng ta sẽ có một thế hệ có ý thức bảo vệ môi trường trong tương lai.

Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định đối với sự phát triển của cả xã hội; đồng thời cũng là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất của vấn đề tài nguyên và môi trường đối với sự phát triển sau này. Do đó, những hành động thiết thực để các em nhận thấy trách nhiệm và thách thức của vấn đề này đối với tương lai của chính mình là rất quan trọng. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 2,1 triệu học sinh các cấp học. Nếu ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường các em có ý thức về bảo vệ môi trường, chắc rằng các em sẽ tự giác tuyên truyền cho người thân và cộng đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới, ngành Giáo dục cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng học sinh./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động