Khai thác các giá trị khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng:

Nâng tầm không gian văn hóa xanh Thủ đô

Việc khai thác hiệu quả các giá trị khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng sẽ đem lại nhiều lợi ích và tiềm năng to lớn. Chính vì vậy, dù còn đối diện nhiều khó khăn nhưng thành phố Hà Nội vẫn quyết tâm phát triển khu vực này theo đúng đồ án quy hoạch chung được duyệt.
Đặc sắc không gian văn hoá trải nghiệm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội Hà Nội: Thêm 3 "không gian văn hóa" được nghiên cứu để mở phố đi bộ

Cụ thể hóa quy hoạch chung

Theo định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đây cũng được quy hoạch là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Chính vì vậy, việc Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội có thông báo tán thành định hướng, cho phép tiếp tục nghiên cứu lập đề án “Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng” và giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu các bước tiếp theo càng làm tăng thêm những kỳ vọng về một không gian xanh không xa.

Nâng tầm không gian văn hóa xanh Thủ đô
Khu vực bãi giữa sông Hồng có nhiều tiềm năng lớn để phát triển không gian công cộng và không gian xanh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khu vực bãi bồi, bãi giữa sông Hồng là khu đất được phù sa bồi đắp trong nhiều năm với tổng diện tích không hề nhỏ. Từ nhiều năm nay, khu vực bỏ không này bị nhiều người lấn chiếm để trồng trọt, canh tác và cả xây dựng các công trình trái phép. Do đó, việc xây dựng các đề án quy hoạch là nhằm hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng nhằm xây dựng điểm tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ với người dân Thủ đô mà cả du khách trong nước và quốc tế...

Theo ông Phạm Quốc Tuyến - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định phân khu chức năng của từng khu vực, đồng thời xác định việc phân giao nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo.

Theo đó, sẽ giao các quận, huyện liên quan tổ chức rà soát, nghiên cứu các khu vực dân cư hiện có trên cơ sở đó lập quy hoạch chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để quản lý triển khai việc sử dụng đất tại khu vực này. Thời điểm hiện tại, UBND các quận, huyện đang tổ chức đo đạc, lập bản đồ, quy hoạch. Tiếp đó, các địa phương liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở lập trình duyệt quy hoạch.

Tiềm năng to lớn

Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội luôn ưu tiên xây dựng các khu công viên, vui chơi, giải trí công cộng cho người dân, tuy nhiên vì nhiều vấn đề từ nguồn lực đến phương thức triển khai mà hoạt động này vẫn chưa thu được hiệu quả cao. Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa vẫn đang diễn ra mạnh khiến cho diện tích đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp nhất là tại khu vực lõi trung tâm thì việc tận dụng được khoảng xanh khu vực bãi giữa, bài bồi sông Hồng lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc làm này cũng được nhiều người dân kỳ vọng, hưởng ứng.

Được biết, theo phương án đang được UBND quận Hoàn Kiếm khảo sát nghiên cứu, trước mắt, khu vực bãi giữa sẽ tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi trồng những loại cây ngắn ngày phù hợp. Từ đó du khách được tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Mặt khác khu vực này cũng được hình thành cả khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, tập thể thao cơ bản theo địa hình tự nhiên…

Với khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh, khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Đặc biệt phát triển thêm cả khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng. Đồng thời, với việc phát triển các khu chức năng, UBND quận Hoàn Kiếm còn tính đến quy hoạch mạng lưới các đường giao thông nội bộ, đường dạo của khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng sao cho thân thiện môi trường thông qua sử dụng vật liệu truyền thống.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, bãi giữa sông Hồng có đầy đủ các giá trị tiềm năng để khai thác và triển khai thành không gian công cộng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính quyền các quận cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn đầy đủ ý kiến của chuyên gia nhà khoa học và người dân để bảo đảm khai thác hiệu quả quỹ đất nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chống xói lở, thoát lũ…tất cả phải phù hợp với các định hướng của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

Đặc biệt, KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng lưu ý, khó khăn nhất chính là nguồn lực, vì khi đầu tư đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, làm thế nào để có được nguồn lực khai thác dự án và cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư nhưng không làm mất đi cảnh quan, tuân thủ đúng theo quy hoạch chung là bài toán mà các địa phương phải giải quyết.

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có diện tích không cố định mà liên quan đến mùa mưa lũ từng năm và tiếp giáp với 3 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Long Biên. Khu vực này diện tích ước khoảng 23 ha, nằm chủ yếu nằm ở phường Phúc Tân, trong đó 1 ha thuộc địa phận quận Long Biên.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động