Nên tăng lương để giữ chân và thu hút lao động

Trong điều kiện việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhiều ý kiến kiến nghị cần xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng để nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời động viên người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt lao động.
Doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, chia sẻ khó khăn với người lao động 8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho 8 đối tượng

Tăng lương để giảm bớt khó khăn cho người lao động

Tại Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội tổ chức, bà Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hiện, Bắc Ninh hiện có hơn 450.000 người lao động làm việc trong các khu công nghiệp.

Mức thu nhập bình quân theo cung cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là 8,26 triệu đồng/người/tháng, nhưng qua khảo sát của LĐLĐ tỉnh đối với 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, thì mức thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp là 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Nên tăng lương để giữ chân và thu hút lao động
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến việc làm, đời sống của nhiều người lao động càng khó khăn. (Ảnh minh họa: B.D)

Còn theo số liệu báo cáo của các cấp Công đoàn, thu nhập của người lao động trực tiếp chỉ dao động trên 5 triệu đồng/người/tháng. “Như vậy, số người thụ hưởng ở mức thu nhập cao thì không nhiều, đa số lao động trực tiếp có mức lương là 6,5 triệu đồng, chưa đảm bảo cuộc sống của người lao động”, bà Hà chia sẻ.

Bà Hà cũng cho biết, tiền thuê trọ của người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện khoảng 1-1,5 triệu đồng/phòng/tháng; cộng với tiền điện, nước, tiền ăn, chi phí nuôi con, gửi trẻ, thì thu nhập này chỉ đủ cho người lao động trang trải cuộc sống, gần như không có tích luỹ. Đây mới chỉ tính những chi phí tối thiểu nhất, còn chưa tính đến chi phí khác như ốm đau... Theo đó, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho rằng, để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, thì cần có mức thu nhập tối thiểu từ 6,8-7,8 triệu đồng/người/tháng.

Bắc Ninh hiện có 75,6% lao động là người ngoại tỉnh, nhiều lao động trẻ có con nhỏ phải gửi về quê, vì thế áp lực chi phí sinh hoạt cao, người lao động không đảm bảo được. Nêu thực trạng nhiều người lao động phải gửi con về quê cho ông bà nuôi, hệ luỵ là một thế hệ trẻ không được bố mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, đời sống còn nhiều khó khăn, chưa tạo dựng được tích lũy, bà Hà cho rằng, rất cần thiết phải tăng lương tối thiểu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người lao động.

Phân tích dưới tác động của dịch Covid-19, đời sống của người lao động, đặc biệt tại các khu nhà trọ trên địa bàn còn rất khó khăn, ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng Ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Hiện, mức lương hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh không đảm bảo điều kiện sống của người lao động ngay cả trước khi xảy ra dịch, chưa tính đến điều kiện sống tối thiểu của cả gia đình họ.

Dịch bệnh kéo dài khiến người lao động không có lối thoát, nên không ít lao động đã phải lựa chọn giải pháp trở về quê hương để tiếp tục mưu sinh. Vì vậy, ông Đô kiến nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng để nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời động viên người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh thiếu hụt lao động. Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần khuyến cáo với giới chủ để điều chỉnh chi phí về nhân công; phát huy cơ chế 3 bên để giải quyết những vấn đề phát sinh đảm bảo tiền lương đủ sống cho người lao động.

Từ thực tế đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho rằng: 2 năm nay do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chia sẻ và đồng hành với doanh nghiệp, người lao động đã không được tăng lương tối thiểu.

Trong khi đó, chia sẻ với doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như: Giảm tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, giãn, giảm thuế. Công đoàn cũng có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn… Do đó, cần sớm xem xét tăng lương tối thiểu cho người lao động, động viên người lao động vượt qua khó khăn.

Ông Thắng cũng cho biết, hiện Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội đang chỉ đạo các công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp để tăng tiền lương tại cơ sở, ít nhất cũng đảm bảo bù được trượt giá trong bối cảnh hiện nay.

“Chúng tôi đang khảo sát, nắm bắt về tình hình lương, thưởng Tết, nhìn chung mức thưởng Tết sẽ thấp hơn năm ngoái, số doanh nghiệp có mức tăng rất ít”, ông Thắng cho hay. Từ thực tế trên, ông Thắng cho rằng, nếu doanh nghiệp có chính sách chăm lo tốt việc làm, đời sống, thu nhập, đặc biệt là phúc lợi cho người lao động sẽ giữ chân được họ, bởi hiện nay người lao động có nhiều sự lựa chọn, đôi khi chỉ hơn thiệt 100.000 đồng cũng đủ để người lao động cân nhắc chuyển việc.

Yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết

Với mong muốn chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới Hội đồng tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với ILO tổ chức Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Hội nghị cũng nhằm xác định mức lương tối thiểu đủ sống và mức sống tối thiểu của người lao động, để đề xuất phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2022.

Nhận định những tác động của tăng lương tối thiểu đến việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường - Thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng, tăng lương tối thiểu giúp tăng tiền lương bình quân của người lao động có mức lương thấp. Khi mức lương tối thiểu tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ người lao động nhận lương dưới mức tối thiểu. Vì vậy, cần có những biện pháp để đảm bảo việc tuân thủ mức lương tối thiểu. Đặc biệt, người lao động lương thấp cần được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhấn mạnh, 2 năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện. Việc 2 năm qua chưa được tăng lương tối thiểu, cộng với những tác động tiêu cực từ dịch bệnh khiến đời sống người lao động vốn đã khó khăn, càng thêm chồng chất những khó khăn. Do đó, yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết và không để lỗi hẹn với sự mong chờ của người lao động.

Theo ông Hiểu, hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hầu hết các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh các doanh nghiệp khó khăn, cũng có một bộ phận doanh nghiệp phát triển tốt, có doanh nghiệp đột phá về doanh thu, lợi nhuận do cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

“Doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, hãy chia sẻ khó khăn với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận, không lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ ngắn hạn vì người lao động, vì người lao động không thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện phục vụ nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt đời sống hàng ngày”, ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, bên cạnh vấn đề tăng lương tối thiểu, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục chỉ đạo công đoàn cơ sở đẩy mạnh thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động ngày một tốt hơn./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động