Nét đẹp truyền thống lễ hội làng Vạn Phúc
Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu trên địa bàn Thành phố Tưng bừng khai hội gò Đống Đa Xuân Quý Mão 2023 Những hình ảnh Lễ khai hội gò Đống Đa Xuân Quý Mão 2023 |
Theo truyền thuyết, làng Vạn Phúc có hai ngôi đình thờ vị phúc thần của làng là Uy Mang và Hồng Bác, con Vua Hùng thứ 17 - Hùng Nghị Vương. Giống như bao làng quê Bắc bộ khác, lễ hội truyền thống làng Vạn Phúc là dịp để những người con sinh ra tại đây bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân những vị thần đã có công gây dựng quê hương, làng mạc.
Lễ hội làng Vạn Phúc diễn ra từ ngày 5-6/1 âm lịch hàng năm. Lễ rước kiệu ra bờ sông lấy nước. Nước được lấy từ giữa sông Hồng nơi giáp danh giữa xã Duyên Hà, xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) và xã Văn Đức (huyện Gia Lâm). |
Lễ hội còn là dịp để giáo dục con cháu về nét đẹp truyền thống quê hương, là dịp để mỗi người dân thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm. Lễ hội truyền thống đình làng Vạn Phúc gồm hai phần: Phần lễ và phần hội.
Là một lễ hội truyền thống nên phần lễ của lễ hội đình làng Vạn Phúc luôn được tổ chức một cách tôn nghiêm theo đúng những nghi thức của ông cha ta truyền lại để tưởng nhớ hai vị thần. Chính hội vào ngày mùng 5 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ hội rước kiệu ra bờ sông xin nước.
Phần hội là phần mang tính chất giải trí bao gồm nhiều trò chơi dân gian như đập niêu, phi tiêu, nhảy bao bố, giao lưu văn nghệ…
Giao lưu văn nghệ hát quan họ được tổ chức ở giếng đình trong dịp lễ hội. |
Ông Nguyễn Văn Nhâm, tổ tế nam quan cho biết: “Lễ hội truyền thống góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân làng Vạn Phúc, giúp mỗi người thêm yêu, thêm tự hào về truyền thống quê hương, từ đó đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày thêm phát triển”.
Không chỉ trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đều đặn hàng năm có tác dụng giáo dục truyền thống con cháu hướng về cội nguồn, đến với hội làng, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hoá Việt Nam vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Hội làng vì thế đi vào tiềm thức của mỗi người một cách sâu đậm và trở thành một phong tục tốt đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”
Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án FDI có tổng vốn 590 triệu USD
Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Thương mại điện tử phải quản lý chặt
Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua
Tin khác
Đẹp hơn nhờ những cung đường nở hoa
Nhịp sống Thủ đô 28/11/2024 11:43
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác bảo đảm an sinh xã hội
Nhịp sống Thủ đô 28/11/2024 07:57
Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp
Chỉ đạo - Điều hành 27/11/2024 15:48
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 21:52
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Thủ đô 26/11/2024 21:52
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình 4 nạn nhân tử vong tại Chương Mỹ
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 19:28
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 18:15
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 10:00
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01