Nét Xuân bên dòng sông Đáy

Như mọi năm, trong hơi Xuân còn chấp chới, tôi quyết định xách ba lô và “phượt” men theo sông Đáy. Sở dĩ có sự ấn định như vậy là bởi, tôi nghiệm ra rằng đô thị lớn và văn minh ở các nước phát triển trên thế giới đều nằm ở ven sông. Tại đất Việt, sông cũng là cội nguồn tạo ra sự trù phú, là nguồn nước mát lành tưới tắm cho biết bao thửa ruộng, làng quê.
Khai mạc chuỗi sự kiện “Nét xuân xưa” Cao nguyên mùa trở gió

Nơi khởi đầu những lệ tục đẹp

Trước khi có chuyến “phượt”, qua sách vở cũng như hàng loạt kho tàng địa lý, tôi nghiệm ra rằng, sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc. Sông Đáy ngoài vai trò là sông chính của các sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc… thì nó còn là một phân lưu của sông Hồng - con sông mẹ ôm ấp và bồi lắng nên Hà Nội.

Nét Xuân bên dòng sông Đáy
Ven sông Đáy có hai ngôi làng là Nam Dương (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) và Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) cứ cách quãng ba năm lại tổ chức lễ hội. Đây là tục kết chạ độc đáo của vùng đất này. Ảnh: Luyện Đinh

Sông Đáy khi xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thể đi thuyền được. Khúc sông nơi đây dường như thai nghén nên phong cảnh hữu tình mà không phải nơi nào cũng có được. Chẳng thế mà, trong những sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Bổng đã dành nhiều mỹ từ cho dòng sông này: “Dòng sông Đáy quê em/ Sông trăng hay sông lụa/ Nong kén vàng như lúa...”…

Tôi đến sông Đáy, đứng trên cầu Tế Tiêu và trông về hướng con nước hiền hòa chảy về phía Hà Nam, chợt nhớ tới đận được nghe Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) nói về tục kết chạ của hai làng ven con sông này. Hỏi ra mới biết, ven sông Đáy có hai ngôi làng là Nam Dương (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) và Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) cứ cách quãng ba năm lại cùng nhau tổ chức hội. Trong nghi thức linh thiêng ở giữa dòng sông, cao niên hai làng lại cùng nhau tế thần và ôn lại khoán ước.

Nhắc chuyện này, bà Đinh Thị Hải, Trưởng thôn Nam Dương kể, khi xưa Nam Dương và Văn Giang đều là những làng cùng quần tụ ven sông Đáy. Cuộc sống đương thuở yên bình, thuận hòa thì một ngày nạn cướp bóc tràn về. Giặc cướp hoành hành, những người đứng đầu của làng Nam Dương đã ra đình đánh trống kêu cứu. Bên kia sông, người làng Văn Giang nghe tiếng trống đã dùng thuyền bè vượt sông sang cứu trợ. Ngược lại, mỗi lần có tín hiệu từ làng Văn Giang thì Nam Dương lại huy động trai tráng đưa thuyền sang giúp đỡ. Cứ thế, hễ có giặc cướp xâm lấn, chỉ cần đánh trống thì cả vùng sẽ cùng nhau chống giặc.

Đến nay, sự đoàn kết giữa hai làng vẫn khăng khít. Khi người dân Văn Giang có việc hiếu, hỷ… thì làng Nam Dương cử đoàn đến thăm hỏi, chúc mừng và ngược lại. Người dân hai làng đối xử với nhau tình cảm, chưa từng xảy ra vụ việc xích mích nào. Được biết, tại lễ hội này, ở khu sân đình Nam Dương, bên cạnh lễ tế thần, các trò chơi dân gian giao lưu giữa hai làng như: Đập niêu, đấu vật, tổ chức thi bơi trên sông… vẫn còn được lưu giữ.

Ông Nguyễn Văn Thạo, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Nam cho biết: Lễ hội truyền thống hai làng Nam Dương và Văn Giang được tổ chức ba năm một lần. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tình nghĩa hai làng đến nay vẫn sâu đậm và lưu truyền lại cho lớp lớp các thế hệ con cháu mai sau nối tiếp. Lễ hội Nam Dương và Văn Giang khơi dậy niềm vui lòng tự hào về tình nghĩa hai làng, luôn động viên nhau đồng cam cộng khổ vượt mọi khó khăn…

Lễ hội còn thể hiện những nét đẹp trong văn hóa của người Việt, giúp mỗi người dân hướng về cái thiện, hướng về cội nguồn dân tộc, gắn chặt tình đoàn kết, góp phần tô đậm những nét đẹp trong văn hóa phong tục của quê hương giàu truyền thống dân tộc.

Dòng sông lắng đọng những di sản

Bên dòng sông Đáy, cách làng Văn Giang chỉ vài bước chân là phường rối Tế Tiêu của thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức). Đây là nơi duy nhất của Hà Nội còn lưu giữ hoàn chỉnh loại hình nghệ thuật rối cạn. Có điều lạ ở Tế Tiêu là, khi tôi hỏi nghệ nhân “Bằng rối” - Phạm Công Bằng (sinh năm 1976) thì ai cũng biết và tận tình chỉ dẫn. Có lẽ phần vì anh Bằng là một trong những nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam, phần khác bởi anh cũng là người nối nghiệp rối cạn, được trao truyền “đặc sản” của vùng đất này.

Dẫn tôi đi tham quan những góc trưng bày về rối, anh Bằng không giấu được vẻ tự hào bởi sau bao nhiêu năm giữ gìn thứ di sản văn hóa dân gian này, gia đình anh đã được vinh danh, giúp đỡ để rồi loại hình rối Tế Tiêu được "sống" tiếp bằng sự quan tâm thiết thực của các cơ quan quản lý về văn hóa. Đồng thời, nhờ việc trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà thời gian gần đây, ngày càng có nhiều cá nhân, đơn vị tìm về Tế Tiêu để tìm hiểu nghệ thuật múa rối cạn.

Rối cạn Tế Tiêu còn được nhận lời mời của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội để góp sức tham gia trình diễn rối cạn tại Festival Thu Hà Nội 2023. Anh Phạm Công Bằng hồ hởi vì sự kiện này là kết quả rất trực quan, nhìn thấy, sờ thấy được sau những nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản cổ truyền của quê hương.

…Nhắc chuyện này Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng rỉ rả bảo tôi rằng, anh có tham vọng mở rộng phường rối gia đình trở thành một không gian văn hoá du lịch làng nghề của địa phương. Trong đó, một mặt diễn ra các hoạt động biểu diễn trao truyền di sản văn hóa, một mặt tạo ra sản phẩm du lịch để kích cầu du lịch cho địa phương, tạo thêm sinh kế cho người dân cũng như lan tỏa nét đẹp văn hóa của rối Tế Tiêu đến với cộng đồng.

Sông Đáy khi xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thể đi thuyền được. Khúc sông nơi đây dường như thai nghén nên phong cảnh hữu tình mà không phải nơi nào cũng có được. Chẳng thế mà, trong những sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Bổng đã dành nhiều mỹ từ cho dòng sông này: “Dòng sông Đáy quê em/ Sông trăng hay sông lụa/ Nong kén vàng như lúa...”.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, có giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải, Thủ môn xuất sắc nhất giải...
Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Khoảng 10h ngày 22/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khách sạn trong ngõ Trạm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đáng chú ý, vụ cháy sát bên trường tiểu học nên phải sơ tán học sinh ra ngoài.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động