Ngăn chặn mối nguy từ giấy phép lái xe giả
Đường dây làm giấy phép lái xe giả thu lợi bất chính 20 tỷ đồng bị đánh sập như thế nào? Xử nghiêm tình trạng rao bán, bao đậu thi bằng lái xe |
Nhiều vi phạm bị phát hiện
Ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội, không ít trường hợp người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả đã bị lực lượng chức năng phát hiện. Đơn cử như khoảng 16h, ngày 3/3, tổ công tác Y10/141 - Công an thành phố Hà Nội do Thiếu tá Phạm Văn Luyến là tổ trưởng làm nhiệm vụ tại đường Hồ Tùng Mậu, thuộc địa bàn phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, kiểm tra người đàn ông điều khiển xe máy Honda Airblade màu vàng đen có biểu hiện khả nghi.Tại chốt 141, người đàn ông xuất trình giấy phép lái xe và đăng ký xe. Tuy nhiên khi tổ công tác xác minh nhanh thì giấy phép lái xe này không có trên cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe quốc gia. Danh tính lái xe được làm rõ là L. T. N (sinh năm 1982, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội)…
Một phần tang vật vụ án mà cơ quan điều tra thu giữ trong vụ việc triệt xóa đường dây làm giả giấy phép lái xe. |
Theo Thiếu tá Phạm Văn Luyến, trong quá trình làm nhiệm vụ tổ công tác thường xuyên phát hiện những vụ việc liên quan đến giấy phép lái xe giả. Đại đa số các trường hợp đều thừa nhận, việc mua giấy phép lái xe giả đều nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Điều đó cho thấy việc sử dụng giấy phép lái xe giả đang trở nên rất phổ biến, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khi người điều khiển phương tiện không qua một lớp sát hạch nào, vẫn dễ dàng lưu thông trên đường...
Không chỉ phát hiện người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả, mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội và các phòng nghiệp vụ đã phối hợp phát hiện, truy xét và triệt xóa thành công đường dây làm giả giấy tờ là giấy phép lái xe, hồ sơ giấy phép lái xe quy mô lớn, thu giữ hàng nghìn phôi bằng các loại. Cơ quan điều tra xác định nhóm đối tượng cầm đầu gồm Phạm Văn Vũ (sinh năm 1997), Phạm Văn Sỹ (sinh năm 1991), Lưu Công Hữu (sinh năm 2000) Phạm Văn Phong (sinh năm 1996), Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1998), Lưu Công Chí (sinh năm 1993) cùng trú tại xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Nguyễn Văn Trình (sinh năm 1991) trú tại xã Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định.
Tại cơ quan Công an, Phạm Văn Vũ khai nhận để làm được bằng lái xe giả, các đối tượng đã tìm trên mạng Internet và mua được ổ cứng bên trong có chứa các file dữ liệu để in giấy tờ, bằng lái xe giả, con dấu... của tất cả các tỉnh, thành. Sau đó, mua máy tính, mua loại máy in màu, máy in thẻ nhựa, máy dập, cắt, máy ép nhiệt và mua thẻ nhựa cứng để in “phôi” bằng lái xe giả… Để phục vụ việc in bằng lái xe giả, Vũ thuê riêng các căn hộ ở chung cư hạng sang, có tính bảo mật cao để để đặt máy in và thường xuyên thay đổi địa điểm, nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Tính đến ngày 31/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập, đưa về trụ sở tổng số 44 đối tượng có liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ bằng lái xe máy, ôtô và hồ sơ kèm theo. Bước đầu, cơ quan chức năng xã định, đường dây làm giả các loại giấy phép lái xe có quy mô này hoạt động qua các trang mạng xã hội, chia thành nhiều nhóm nhỏ và ước tính đã hoạt động hơn 1 năm qua, thu lợi bất chính khoảng 20 tỷ đồng…
Cần tăng chế tài xử phạt
Theo anh Nguyễn Đại Thắng - Giám đốc một công ty vận tải trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, sau khi Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp của anh đang rất thiếu lái xe. Do trước đây dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến đời sống của cánh tài xế, nhiều người đã bỏ nghề, phần vì thu nhập không cao, phần vì quá trình tìm việc gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, trước tình trạng có lái xe sử dụng giấy phép lái xe giả tham gia giao thông, doanh nghiệp cũng “bó tay”, vì doanh nghiệp không phải là cơ quan chuyên môn, rất khó xác định giấy phép lái xe giả hay thật.
“Chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý, lực lượng chức năng xử lý nghiêm tình trạng mua bán, sử dụng giấy phép lái xe giả. Đồng thời phối hợp doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc giấy phép lái xe của những lái xe vào đơn vị làm việc. Như vậy sẽ ngăn chặn, hạn chế được tình trạng lái xe sử dụng giấy phép lái xe giả để điều khiển phương tiện tham gia giao thông, giữ an toàn giao thông trong quá trình vận tải hàng hóa, hành khách; doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn trong công tác quản lý”, anh Nguyễn Đại Thắng cho biết.
Việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe mô tô giả và từ 4 đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô sử dụng giấy phép lái xe giả. Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. |
Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng cũng phát hiện khá nhiều trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả, trong đó phần lớn là giấy phép lái xe hạng A1 và những trường hợp này sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Theo Thiếu tá Phạm Văn Luyến, bằng nghiệp vụ, kinh nghiệm, lực lượng Cảnh sát giao thông không khó để phát hiện ra đâu là giấy phép lái xe giả mặc dù chúng được làm bằng kỹ thuật sao chụp chữ ký, dấu tròn khá tinh vi.
“Tuy nhiên, người sử dụng giấy phép lái xe giả thiếu hiểu biết các quy định về trật tự an toàn giao thông, thậm chí một số biển báo cơ bản cũng không biết, kể cả biển cấm đi ngược chiều, biển cấm xe mô tô. Đây chính là mối nguy đối với người tham gia giao thông, phải được xử lý từ gốc. Do vậy, cần xử lý nghiêm những trường hợp làm giấy phép lái xe giả và tăng nặng mức xử phạt đối với người sử dụng”, Thiếu tá Phạm Văn Luyến cho hay.
Thượng tá Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Công an quận Nam Từ Liêm cho rằng, hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả còn nguy hiểm hơn các loại giấy tờ giả khác như văn bằng chứng chỉ, vì vậy cần tăng chế tài xử phạt thậm chí là xử lý hình sự với các trường hợp nghiêm trọng.
“Việc xử lý vi phạm sử dụng giấy phép lái xe giả quá nhẹ, chỉ ở mức xử phạt hành chính. Không học lý thuyết, không thi sát hạch, chỉ với số tiền vài triệu đồng là người có nhu cầu có thể cầm trong tay một giấy phép lái xe quá dễ dàng. Nhưng thực tế cho thấy,việc không qua các khóa đào tạo sẽ khiến người điều khiển không nắm được luật sẽ dẫn đến vi phạm Luật Giao thông đường bộ, thậm chí là gây tai nạn cho người khác cũng như chính bản thân mình”, Thượng tá Vũ Văn Phúc khuyến cáo./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58