Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí dịch vụ tin nhắn trọn gói
Phí tin nhắn ngân hàng tăng sốc, Hiệp hội Ngân hàng nói gì? |
![]() |
Thông tin tại cuộc trao đổi giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông cùng đại diện các ngân hàng hội viên và đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT, Mobifone) mới đây về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS cũng cho thấy, theo thống kê từ các ngân hàng, 70% lượng tin nhắn là thông báo biến động số dư, số còn lại là tin nhắn mã OTP. Tuy nhiên, việc nhiều ngân hàng thay đổi cách thu phí SMS khiến người dùng phải bỏ ra số tiền gấp 2, 3 thậm chí 7 lần mức thu trước đây như thời gian vừa qua đã gây bức xúc cho khách hàng, đòi hỏi ngân hàng và nhà mạng phải tìm ra hướng thu phí phù hợp hơn.
Để giải quyết vướng mắc này, nhiều ý kiến đề xuất cách thu phí mới, đơn cử như tính theo sản lượng, thay đổi phương án tính, công thức tính hay cấu trúc giá tin nhắn SMS.
Theo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) Trần Duy Hải, các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại thống nhất phương án 11.000 đồng đã bao gồm thuế VAT, không giới hạn số tin nhắn. “Mức phí này sẽ giúp người dân đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi không bị giới hạn và không phải trả thêm chi phí", ông Hải chia sẻ.
Mức giá cước trọn gói không giới hạn lưu lượng cũng đã nhận được sự nhất trí cao từ phía các ngân hàng thương mại tham gia do đáp ứng được xu hướng người dân, khách hàng ngày càng ưa thích sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng không tăng cước thu của khách hàng.
Giải thích thêm về việc các nhà mạng thu phí dịch vụ ngân hàng cao hơn thông thường, đại diện của 3 nhà mạng lớn cho rằng, việc áp dụng mức phí 700-800 đồng/tin nhắn cao hơn mức phí đối với cá nhân là do các nhà mạng phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ, với kinh phí lớn để tăng độ bảo mật, tốc độ… nên giá thành của tin nhắn phải cao hơn so với cá nhân sử dụng cùng loại dịch vụ.
Còn theo TS Nguyễn Quốc Hùng, trên thực tế, các ngân hàng thu phí dịch vụ tin nhắn của khách hàng để trả tiền cho nhà mạng và không có lãi từ dịch vụ này.
“Tính đến nay, các tổ chức tín dụng đã miễn toàn bộ phí thanh toán giao dịch tài khoản cho khách hàng. Đồng thời, trước tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đã dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Với việc tiếp tục miễn các loại phí giao dịch qua tài khoản online đã khiến các tổ chức tín dụng không còn nguồn thu để bù lỗ cho khách hàng sử dụng tin nhắn dịch vụ ngân hàng như trước đây”, ông Hùng cho hay.
Theo Hồng Anh/nhandan.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36

Quy định mới nhất về giá điện
Tài chính 02/04/2025 09:15