HỆ HỤY TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19

Ngăn “làn sóng” trẻ em di cư ra đô thị

Theo khuyến cáo của các tổ chức, đại dịch Covid-19 có thể khiến hàng triệu gia đình rơi vào cảnh khó khăn, kéo theo đó là xu hướng trẻ em có nguy cơ bị thất học, rời quê ra các đô thị mưu sinh để phụ giúp gia đình ngày càng tăng. Đây là vấn đề xã hội cần phải đặc biệt quan tâm.
Nhiều người vẫn chủ quan khi đại dịch Covid-19 đang phức tạp
Hàng ngàn trẻ em Hà Nội đón niềm vui từ Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam

Nguy cơ từ đại dịch

Theo báo cáo “Covid-19 và lao động trẻ em: Giai đoạn khủng hoảng - giai đoạn để hành động” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) số lượng lao động trẻ em trên thế giới đã giảm tới 94 triệu trẻ em kể từ năm 2020, nhưng giờ đây, thành quả này đang bị lung lay. Tại Việt Nam, vào tháng 4 năm nay (tháng thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch), Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có khoảng 4,6 - 10,3 triệu người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

3250 ynh 21
Trẻ em cần được đến trường, họp tập nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Theo ước tính, có hơn một triệu trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động trẻ em tại Việt Nam, hơn một nửa trong số đó đang làm những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi đại dịch ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, những em này thậm chí còn có nguy cơ phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn.Còn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) quan ngại rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều trẻ em đã không đi học lại khi các trường mở cửa trở lại vào tháng 5 vừa qua.

Cũng theo Báo cáo chung của Tổ chức Lao động Quốc tế và UNICEF đại dịch Covid-19 có thể khiến nghèo đói gia tăng, từ đó cũng sẽ dẫn tới gia tăng lao động trẻ em vì các hộ gia đình phải sử dụng mọi phương cách có thể để tồn tại. Ngoài nguyên nhân do đói nghèo, còn có các nguyên nghiên khác dẫn đến việc lao động trẻ em có nguy cơ gia tăng như do trong thời gian giãn cách xã hội, trẻ em không phải đi học, trong quãng thời gian ở nhà chờ đi học có nhiều em đã lựa chọn đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Sau khi hết thời gian cách ly, do hạn chế về mặt nhận thức các em vẫn chọn tiếp tục làm việc mà không đi học trở lại. Hoặc có nhiều em do không có điều kiện để học trực tuyến trong dịch dẫn đến việc thiếu hụt kiến thức, không theo kịp bạn bè khi quay trở lại trường từ đó nảy sinh tâm lý chán nản, quyết định bỏ học đi làm thêm…

Chị Đăng Thị An (Tân Kỳ, Nghệ An) chia sẻ, hai vợ chồng chị là lao động tự do, sau đợt dịch Covid-19 cả 2 vợ chồng đều mất việc khiến kinh tế gia đình lâm vào khủng hoảng. Để có tiền trang trải cuộc sống anh chị quyết định mỗi người dắt theo một bé ra Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh. Hiện nay, chị đang làm nhân viên tạp vụ tại một công ty trên địa bàn quận Cầu Giấy còn con trai lớn 10 tuổi thì theo một số anh chị người quen đi đánh giày dạo. Theo như chia sẻ của chị An, không chỉ riêng chị mà một số gia đình khác ở quê cũng đưa con cái đi mưu sinh kiếm sống để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng này.

Em Nguyễn Văn An (15 tuổi), quê ở Thanh Hóa cũng cho biết, sau khi thực hiện giãn cách xã hội, do không có điều kiện để học trực tuyến nên em cũng nghỉ học và ra Hà Nội tìm việc làm thêm để phụ giúp gia đình. Hiện tại em đang làm bảo vệ, trông xe cho 1 quán ăn, do công việc không đòi hỏi giấy tờ, bằng cấp nên lúc tuyển em có nói dối là 17 tuổi và được nhận.

Đồng bộ các giải pháp

Có thể thấy, trẻ em mắc kẹt trong lao động trẻ em sẽ bị tước mất tuổi thơ, sức khỏe bị tổn hại, mất cơ hội thoát nghèo và phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Khi bỏ học, các em có thể kiếm được một khoản thu nhập nhỏ nhưng lại đối mặt với nguy cơ đói nghèo cả đời. Vì vậy, để giúp trẻ em có một tương lai tốt hơn, được hưởng sự phát triển đầy đủ cả về mặt nhận thức và thể chất đang là yêu cầu cấp bách đối với các quốc gia cũng như Việt Nam hiện nay.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục Trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Cụ thể, qua 2 cuộc Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 và 2018 cho thấy, trong năm 2012, tại Việt Nam có 1.75 triệu thuộc nhóm lao động trẻ em (chiếm 9,6% tổng dân số trẻ em từ 5 đến dưới 17 tuổi) đến năm 2018, con số này chỉ còn hơn 1 triệu (chiếm khoảng 5,36%). Như vậy trong vòng 6 năm, số lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm hơn 4%.

3248 ynh 12
Giảm thiểu lao động trẻ em cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, nhiều người rơi vào cảnh mất việc, giảm việc, đói nghèo dẫn tới nguy cơ lao động trẻ em gia tăng trở lại. Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, về phía quản lý nhà nước cần phải có những giải pháp đồng bộ như: Quan tâm tới việc giảm thiểu lao động trẻ em trong khu vực kinh tế phi chính thức, trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong khu vực làng nghề và trong mỗi gia đình. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động trẻ em. Giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng trong cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội tiếp cận dịch vụ, hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Đặc biệt, phải đưa trẻ em trở thành đối tượng trung tâm của các chính sách giảm nghèo, giảm bất bình đẳng từ đó lao động trẻ em sẽ được giảm. Và theo ông, việc đầu tiên phải làm hiện nay là vận động gia đình đưa trẻ em đến trường và xác định việc đi học, học nghề là cách tạo thu nhập ổn định và bền vững nhất. Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền rộng rãi hơn việc sử dụng lao động là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm.

Cũng để ngăn ngừa tình trạng trên, trong đợt dịch Covid vừa qua, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các bộ ngành khác cùng với sự hỗ trợ từ tổ chức UNICEF và các tổ chức phi chính phủ khác tại Việt Nam đã triển khai hàng loạt các biện pháp về truyền thông, về hỗ trợ để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, tăng cường nhận thức của xã hội, gia đình và chính bản thân các em về tác hại của việc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh truyền thông, ra ấn phẩm, phối hợp với Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) chuyển đến tất cả các cơ sở cách ly tập trung…

Có thể thấy, sự vào cuộc của chính quyền là một giải pháp cần thiết, thế nhưng giải pháp này sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu không có sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là chính các bậc phục huynh và bản thân các em. Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cả xã hội sẽ giúp cho việc xây dựng, thực hiện luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng và về quyền trẻ em nói chung được thực hiện tốt hơn và tương lai của các em, xa hơn là tương lai nguồn nhân lực của đất nước được đảm bảo./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Mùa cây “thay áo”

Mùa cây “thay áo”

Hà Nội đang bước vào mùa cây thay lá. Nhiều người bạn của tôi cùng nhận ra, những mảng sắc màu đa sắc của lá trong phút “tàn phai rực rỡ” biến chuyển khiến phố Hà thành như một bức tranh của Levitan. Nhưng với tôi, vũ điệu của lá khi trút xuống mang vẻ đẹp huyền ảo riêng có.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Hôm nay (15/4) có thể là ngày cuối cùng miền Bắc se lạnh về đêm và sáng. Từ trưa chiều nay, nền nhiệt tăng nhanh. Những ngày tới, nhiệt độ tiếp tục tăng, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Khi nhắc đến Valentine, hình ảnh quen thuộc thường là những cặp đôi tay trong tay, những bó hoa rực rỡ, những món quà tình yêu và những lời chúc đầy ngọt ngào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có người để chia sẻ những điều đó. Với những người đang độc thân, ngày lễ tình yêu đôi khi trở thành một lời nhắc nhẹ nhàng rằng họ đang một mình. Nhưng trong thế giới hiện đại, vẫn còn có một ngày dành riêng cho những người chưa có nửa kia - đó chính là Valentine Đen (Black Valentine), rơi vào ngày 14/4 hằng năm.
Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Không khí lạnh bao phủ khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét; từ đêm 13-14/4, đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi cao có nơi dưới 13 độ.
Xem thêm
Phiên bản di động