Ngành GD&ĐT tiếp nhận tài trợ chương trình “Máy tính cho em”
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục. Gần 2 năm qua, hàng triệu học sinh, sinh viên đã nhiều lần phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh khó khăn, dẫn tới học sinh thiếu phương tiện học tập trực tuyến thiết yếu.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ GD&ĐT, tại 36 tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ là hơn 1,2 triệu học sinh.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tiếp nhận kinh phí tài trợ từ các đơn vị. |
Ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" trên toàn quốc. Trước đó, ngày 10/9, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động chương trình quyên góp, ủng hộ "Máy tính cho em" nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành GD&ĐT ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến, trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Kết quả, đến hiện tại, sau hơn 1 tháng triển khai Chương trình trong toàn ngành GD&ĐT, đã vận động ủng hộ, đóng góp được gần 109 tỷ đồng; gần 30 nghìn máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và 70 nghìn thiết bị hỗ trợ học tập trực tuyến khác. Một số địa phương, đơn vị vận động được số kinh phí lớn là: Bình Phước, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đại học Thái Nguyên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Số tiền và thiết bị đợt này được phân bổ về các địa phương để hỗ trợ cho học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh có bố hoặc mẹ mất do dịch Covid-19.
Chương trình nhân văn và ý nghĩa này đang tiếp tục được triển khai trong toàn ngành cũng như toàn xã hội, hướng đến mục tiêu cung cấp trang thiết bị học tập chất lượng, đúng chuẩn cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc, không chỉ đáp ứng nhu cầu dạy và học trực tuyến mà còn hướng tới mục tiêu xã hội số như trong chương trình "Sóng và Máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Giáo dục 17/04/2025 11:43

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục 16/04/2025 20:53

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Giáo dục 16/04/2025 20:52