Ngành Giáo dục Hà Nội một năm nhìn lại: Chủ động thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ

(LĐTĐ) Năm học 2021-2022 được triển khai trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Cùng với cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã, đang chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “kép” vừa duy trì dạy tốt, học tốt, vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Lan tỏa những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Ngành GD&ĐT Hà Nội tri ân các nhà giáo nhân ngày 20/11

Gỡ khó cho học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên cùng với cả nước, ngành GD&ĐT Thủ đô triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã, đang triển khai nhiều giải pháp trong tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá để không làm gián đoạn việc học tập của học sinh; đồng thời giúp đỡ, chia sẻ với học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo thêm động lực giúp các em cố gắng vươn lên học tập tốt.

Ngành Giáo dục Hà Nội một năm nhìn lại: Chủ động thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ
Trao thiết bị học tập trực tuyến cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Theo ghi nhận, từ việc chỉ được coi là giải pháp tình thế, đến nay, việc dạy - học trực tuyến đã trở thành phương pháp dạy - học tối ưu khi học sinh chưa thể đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, ở một số địa bàn của Hà Nội, vẫn còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu thiết bị để học trực tuyến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và chỉ đạo của Thành phố “trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau”, ngay từ đầu năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành GD&ĐT hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, ủng hộ thiết bị đã sử dụng hoặc chưa sử dụng (gồm máy tính, laptop, điện thoại thông minh, ipad…) để hỗ trợ học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến.

Thời gian qua, các đơn vị, trường học và nhiều nhà hảo tâm trên địa bàn Thành phố tích cực hưởng ứng chương trình và đã kịp thời trao tặng thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em duy trì tốt việc học trực tuyến trong điều kiện chưa thể đến trường học trực tiếp. “Đến thời điểm này, toàn ngành đã tổ chức trao được hơn 6.900 thiết bị gồm máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng với tổng kinh phí ước tính gần 23 tỷ đồng. Sự hỗ trợ kịp thời đã giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thiết bị học trực tuyến, không bị gián đoạn việc học tập” - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương thông tin.

Nhận được hỗ trợ từ chương trình, Hoàng Nhật Anh (học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Đống Đa, quận Đống Đa) xúc động cho biết, năm 2012, bố em phát hiện mình bị suy thận giai đoạn cuối. Từ đó đến nay, bố em thường xuyên đến bệnh viện chạy thận, cộng thêm nhiều bệnh nền nên ốm đau triền miên. Mẹ em là trụ cột trong gia đình nhưng không có việc làm ổn định. Phần lớn chi phí đều dồn cho việc chữa bệnh của bố nên gia đình em rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Bản thân em không có điều kiện học tập trực tuyến như các bạn học khác vì thiếu thiết bị.

“Là một trong những học sinh may mắn được nhận món quà vừa mang ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đây là động lực khích lệ em tiếp tục nỗ lực, chinh phục những ước mơ của mình trong tương lai” - Nhật Anh chia sẻ.

Duy trì nếp học, linh hoạt hình thức kiểm tra

Theo kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, kết thúc học kỳ I của cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào ngày 14/1/2022, cấp tiểu học vào ngày 13/1/2022, giáo dục thường xuyên (trung học cơ sở và trung học phổ thông) vào ngày 7/1/2022. Thời điểm này, các trường trung học cơ sở ở 18 huyện, thị xã và các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đủ điều kiện an toàn thuộc thành phố Hà Nội đã tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Học sinh các cấp học còn lại học trực tuyến. Nhìn chung, công tác tổ chức dạy học của các nhà trường được triển khai có chất lượng và bảo đảm an toàn.

Là một trong những đơn vị có quy mô giáo dục lớn nhất Hà Nội, từ đầu năm học 2021-2022, xác định dịch bệnh có thể kéo dài, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông đã mua thêm dung lượng đường truyền Internet, lắp đặt trang thiết bị dạy học, bổ sung kho học liệu điện tử... Đến nay, học sinh các cấp học đã đáp ứng tốt với chương trình, phương pháp học, không còn bỡ ngỡ như năm học trước.

Còn tại huyện Mê Linh, dù dạy học theo hình thức nào, các trường học trên địa bàn vẫn luôn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh. Cùng đó, Phòng GD&ĐT huyện cũng tăng cường giám sát các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp về việc duy trì những tiêu chí an toàn trường học, đồng thời phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý học sinh, tránh lây lan dịch bệnh.

Hiện tại, các trường học trên địa bàn Thành phố đang tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập học kỳ I. Để tăng hỗ trợ, giảm áp lực cho học sinh, ngành GD&ĐT cùng các nhà trường tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), theo Hiệu trưởng Đoàn Minh Châu, trường có gần 2.100 học sinh, trong đó có gần 700 học sinh lớp 12.

Dù học sinh lớp 12 đã được đến trường học, song thời gian học trực tiếp chưa nhiều. Nhằm bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi nhiều nhất, nhà trường đã quyết định tổ chức kiểm tra học kỳ I trên hệ thống học và thi trực tuyến (http://study.hanoi.edu.vn), thời gian từ ngày 23 đến ngày 31/12/2021. Từ đầu năm học đến nay, mỗi học sinh đều có tài khoản truy cập vào hệ thống, thường xuyên tự học, tự kiểm tra nên đã thành thạo.

Tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (quận Hà Đông), nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá trực tuyến cho học sinh từ sớm. Giáo viên các lớp đã cho học sinh, kể cả học sinh lớp 1, 2 tiến hành kiểm tra thử để xem mức độ nhận thức của các em tới đâu. Qua khảo sát từ các lớp, nhà trường nhận thấy học sinh đã làm quen được với công nghệ và hoàn thành bài làm của mình với kết quả tích cực. Theo quy định, học sinh phải bật camera và micro trong suốt quá trình làm bài. Với học sinh lớp 1, phụ huynh có thể ngồi cạnh hỗ trợ con về mặt thao tác kỹ thuật nhưng không được nhắc bài cho con.

Nhà trường sẽ cho học sinh kiểm tra học kỳ các môn từ đầu tháng 1/2022. Trước đó, giáo viên các lớp đã họp phụ huynh để xin ý kiến về hình thức tổ chức kiểm tra học kỳ. Kết quả cho thấy, 100% phụ huynh học sinh đồng ý phương án kiểm tra trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Nội dung học của các em tới đâu nhà trường sẽ kiểm tra tới đó, không cho bài quá khó hoặc các phần chưa học/nội dung thuộc diện giảm tải vào đề thi. Chủ yếu đề thi ra theo phạm vi kiến thức cơ bản để học sinh làm bài. Vào giờ thi, giáo viên chia mỗi lớp làm hai phòng Zoom khoảng 20 em để dễ dàng quản lý.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, các nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn của đơn vị và Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể. Đối với học sinh lớp 1, cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có biện pháp hỗ trợ tối đa, không gây áp lực. Để tổ chức kiểm tra trực tuyến tốt, các nhà trường cần rà soát thiết bị học tập của học sinh. Còn các trường tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tiếp phải thực hiện đúng quy định về kiểm tra, đánh giá và tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động