Ngành Nông nghiệp Thủ đô: Chủ động, linh hoạt trước khó khăn, thách thức

(LĐTĐ) Năm 2020, ngành Nông nghiệp Thủ đô triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố cùng với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, sở ngành liên quan và người dân, ngành Nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.
“Gác” bằng kĩ sư điện tử viễn thông về quê làm nông Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp Tạo môi trường, động lực phát triển vì nền nông nghiệp hiện đại

Kỳ 1: Biến nguy thành cơ, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế

Quý I/2020, tăng trưởng nông nghiệp Thủ đô giảm 1,17% so với cùng kỳ do phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh cúm gia cầm H5N6 tiềm ẩn nguy cơ lây lan, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành. Trước tình hình đó, đầu tháng 4/2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành Nông nghiệp.

Từ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành phố…

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của ngành Nông nghiệp, trong đó, tái cơ cấu nông nghiệp diễn ra còn chậm, phát triển kinh tế nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GRDP còn hạn chế; sản xuất nông nghiệp chỉ đáp ứng được 58% nhu cầu thịt các loại, 70% nhu cầu cá, 90% trứng gia cầm, 65% rau củ tươi.

Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu ổn định, kinh tế còn khó khăn. Việc đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là nông dân ở những nơi bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Bài cuối: Tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững
Năm 2020, ngành Nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành (Ảnh: Mai Quý)

Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hành chính có diện tích đất nông nghiệp lớn, phát triển nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa. Vì vậy, nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, là trụ đỡ cho nền kinh tế và sự ổn định xã hội, nhất là trong bối cảnh khó khăn, khủng hoảng do dịch bệnh kéo dài.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cần tiếp tục quán triệt, thực hiện quyết liệt hơn, phản ứng kịp thời hơn, nhạy bén hơn nữa, bám sát những chủ trương của Đảng, của Thành ủy về nông nghiệp, nông thôn; có giải pháp ứng phó hiệu quả với những khó khăn phát sinh.

Ngành Nông nghiệp Thủ đô, các huyện, thị xã phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tái đàn lợn lên mức 1,8 triệu con như trước khi có dịch để đáp ứng nguồn cung, góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng; tăng cường sản xuất thêm rau, củ, quả; tận dụng đất đai các khu công nghiệp và đất dự án hoặc đất công nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, bỏ hoang để có kế hoạch sử dụng triệt để, nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của thành phố.

“Ngành Nông nghiệp cần và có khả năng tăng trưởng khoảng 4,04% so với năm trước mới giữ được đà tăng trưởng chung toàn Thành phố” - Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, để khắc phục những khó khăn, thách thức, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố, Thành phố đã chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan: Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, các giải pháp tăng đàn lợn; tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp, trang trại, gia trại đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tốt công tác kiểm tra, phát hiện sớm trong phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Cạnh đó, xây dựng các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh; thành lập các đoàn công tác của Thành phố và các sở ngành làm việc với các địa phương, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành trong năm 2020.

… đến sự bứt tốc của ngành Nông nghiệp

Với quyết tâm chính trị cao cùng với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, sở ngành liên quan và người dân Thủ đô, tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2020 đạt 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ một số ngành kinh tế; tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn Thành phố đạt 38.093 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2019, giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đạt 280 triệu đồng/ha.

Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 55 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng so với năm 2019. Năm 2020, Thành phố có thêm 7 huyện và 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới là 370/382 xã; Thành phố đã đánh giá, phân hạng được trên 1.000 sản phẩm OCOP.

chu trong trien khai nhieu giai phap de phat trien nong nghiep ben vung
Hiện trên địa bàn Thành phố đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã chuyển đổi theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn.

Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, Thành phố duy trì trên 200 vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, với diện tích gieo trồng khoảng 80.000ha; 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, 47 vùng sản xuất hoa cây cảnh, với diện tích 1.800ha; đối với cây ăn quả với diện tích 19.298ha tập trung sản xuất các cây ăn đặc sản, có giá trị kinh tế cao: cam Canh, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng, nhãn chín muộn;...

Thành phố phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; đồng thời thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, thâm canh.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện trên địa bàn Thành phố có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố cũng đã xây dựng và duy trì 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia.

Bước sang năm 2021, ngành Nông nghiệp Thủ đô đứng trước những thách thức, khó khăn như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng, chống, diễn biến của dịch Covid-19 tác động khó lượng đối với nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đạt từ 3% trở lên; thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 58 triệu đồng/người. Qua đó, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp.

(Còn nữa)

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động