Ngày Nhà giáo trên thế giới: Tôn vinh và trân trọng

Nghề giáo là nghề đầu tiên được Liên Hợp Quốc dành riêng một ngày để tổ chức lễ kỷ niệm.
ngay nha giao tren the gioi ton vinh va tran trong Lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
ngay nha giao tren the gioi ton vinh va tran trong Tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam
ngay nha giao tren the gioi ton vinh va tran trong “Nâng cánh ước mơ” nghề giáo
ngay nha giao tren the gioi ton vinh va tran trong Sở GD-ĐT TPHCM không tổ chức tiếp đón, nhận hoa dịp 20/11
ngay nha giao tren the gioi ton vinh va tran trong
Ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội.
(Ảnh: VGP/Phúc Lâm)

Theo UNESCO, ngày quốc tế vinh danh các giáo viên trên toàn thế giới được lựa chọn vào ngày 5/10 hằng năm (lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1994), với tên gọi ngày Quốc tế Giáo viên. Ngày này được Tổ chức Giáo dục Quốc tế (EI) cũng chính là Liên bang Công đoàn Toàn cầu đại diện cho lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới lựa chọn.

Trao đổi với phóng viên, ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho biết, hiện vẫn có những ngày đặc biệt cho các lĩnh vực khác được Liên Hợp Quốc công nhận và kỷ niệm như Ngày của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (29/5), Ngày tình nguyện viên quốc tế (5/12), Ngày công tác xã hội thế giới (13/6)… Tuy nhiên, hầu như không có ngành nghề cụ thể nào được vinh danh, vậy có thể nói nghề nhà giáo là nghề đầu tiên được Liên Hợp Quốc dành riêng một ngày để kỷ niệm. Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có ngày nhà giáo riêng của mình, điều này cho thấy sự quan tâm của các nước, của các tổ chức Liên Hợp Quốc cũng như tầm quan trọng và vị thế của ngành giáo dục.

Các nước kỷ niệm Ngày Nhà giáo

Nói về Ngày Nhà giáo ở đất nước mình, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Harish Parvathaneni cho biết, hằng năm, nước ông tổ chức ngày lễ này vào 5/9 để tôn vinh Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishna (5/9/1888), Tổng thống thứ hai của Ấn Độ. Tổng thống Sarvepalli Radhakrishnan là người đã hết sức đặt niềm tin vào sự nghiệp giáo dục và là một nhà ngoại giao, một học giả nổi tiếng và hơn hết, ông là một người thầy. Ông đã giảng dạy ở rất nhiều học viện tại Ấn Độ, Vương quốc Anh…

Năm 1962, khi ông nhậm chức Tổng thống Ấn Độ, một số học viên của ông đã dò hỏi và xin ông kỷ niệm ngày sinh nhật. Khi đó, ông trả lời rằng: “Thay vì kỷ niệm sinh nhật của riêng tôi, tôi sẽ lấy làm vinh dự nếu ngày đó là ngày kỷ niệm chung của tất cả mọi giáo viên tại Ấn Độ”. Kể từ đó, ngày 5/9 là ngày tôn vinh các nhà giáo tại đây - một ngày vô cùng quan trọng đối với mọi học sinh, mọi ngôi trường và tất nhiên, với mọi giáo viên.

ngay nha giao tren the gioi ton vinh va tran trong
Ông Harish Parvathaneni, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam. (Ảnh: VGP/Phúc Lâm)

“Tôi nhớ hồi còn là sinh viên, tất nhiên hồi ấy chúng tôi không có điện thoại di động, máy tính nên tất cả sinh viên sẽ làm những tấm thiệp đặc biệt để tặng và chúc mừng các thầy cô giáo. Một số trường còn có các hoạt động hoán đổi, đó là cho phép một số học sinh lên đứng trên bục giảng giảng bài và giáo viên ngồi ở vị trí của học sinh. Ý tưởng này để khiến các giáo viên và học sinh xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn và cũng là cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với các giáo viên”, ông Harish Parvathaneni nói.

Ông cho biết thêm, ngày nay, nhiều học sinh bày tỏ lòng biết ơn và tri ân tới các thầy cô giáo qua mạng xã hội và tất nhiên, mỗi trường đều tổ chức các buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo bằng các chương trình khác nhau.

“Ngoài ra, chúng tôi còn có cuộc thi chọn ra giáo viên giỏi nhất tại một thành phố hoặc một khu vực và được trao giải bởi chính quyền thành phố đó để ghi nhận những cống hiến của các giáo viên cho nền giáo dục nước nhà”, Đại sứ Ấn Độ nói.

Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo Đại sứ Akif Ayhan, từ năm 1981, 100 năm sau ngày sinh của vị Tổng thống đầu tiên Mustafa Kemal Ataturk, nước này tổ chức Ngày Nhà giáo vào ngày 24/11 hằng năm. Sinh thời, Tổng thống Kemal Ataturk luôn cho rằng thầy cô giáo có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo và hình thành thế hệ mới.

Ngày 24/11/1928, Tổng thống Ataturk đã chính thức được trao tặng danh hiệu Nhà giáo quốc gia bởi năm đó, Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một cuộc cải cách ngôn ngữ, trong đó chữ cái Ả rập đã được loại bỏ để thay thế bằng chữ cái Latinh mà người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng ngày nay. Ngày đó, một chiến dịch học tập rất lớn đã được khởi xướng dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của ông Ataturk. Nhờ thành công của cuộc cải cách này mà Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ biết chữ tới 97%, một tỉ lệ cao nhất trong khu vực.

“Vào ngày 24/11 hằng năm, các buổi lễ kỷ niệm được tổ chức tại các trường học trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Thông thường vào ngày này, thầy cô giáo và các em học sinh sẽ cùng nhau hát bài “Teachers’ Anthem”, một bài hát nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các em học sinh sẽ đọc thơ hoặc gửi tặng các món quà đến các thầy cô giáo của mình”, Đại sứ Ayhan cho biết.

Ở đất nước này, giáo viên được coi là một nghề thiêng liêng, được xã hội tôn trọng. Bộ Giáo dục là một trong những bộ được phân bổ ngân sách cao nhất trong số các cơ quan của chính phủ.

Tại Trung Quốc, quốc gia này đã thống nhất chọn ngày 10/9 năm là Ngày Hiến chương Nhà giáo của mình. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc muốn chuyển ngày lễ này sang ngày 28/9 là ngày sinh của Khổng Tử.

Là một quốc gia phương Đông vốn có truyền thống coi trọng đạo lý “tôn sư trọng đạo”, vào ngày này, nhiều thế hệ học sinh cũng như các bậc ông bà, cha mẹ Trung Quốc thường đến viếng thăm các đền miếu thờ những vị hiền triết có công tạo dựng nền giáo dục và triết lý sống nhân sinh quan của Trung Quốc như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử...

Ngày Hiến chương Nhà giáo của Hàn Quốc là ngày 15/5. Các học sinh thường tặng thầy cô giáo của họ những bông hoa cẩm chướng để biểu hiện cho tình yêu và lòng tôn kính. Ngoài ra, cũng giống như ở Việt Nam, các cựu học sinh thường đến thăm hỏi và tặng những món quà đầy ý nghĩa cho thầy cô giáo cũ. Hầu hết học sinh được nghỉ học trong ngày lễ này.

Theo Phúc Lâm/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động