Nghệ An: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đạt nhiều kết quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tích cực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 và đạt nhiều kết quả rõ nét.
Nghệ An: Hàng nghìn người lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài Nghệ An: Thanh niên phấn khởi lên đường nhập ngũ Công ty may mặc lớn nhất Nghệ An dùng cơ chế thưởng để thu hút lao động
Nghệ An: 20/24 chỉ tiêu thuộc chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đạt và vượt kế hoạch
Tỉnh Nghệ An luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Chuyển biến đồng đều ở các chỉ tiêu

Ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới và các chiến lược, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Cùng với đó, là nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác phụ nữ đã có sự chuyển biến tích cực. Sự phối hợp liên ngành trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thường xuyên được triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với vùng miền, đối tượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ cơ bản được quan tâm triển khai. Tỷ lệ nữ tham gia vào các cấp ủy, giữ các chức vụ chủ chốt của tỉnh, huyện, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ngày càng nhiều, nhất là cấp trưởng, cấp phó ngày càng tăng lên.

Đến nay, Nghệ An có 20/24 chỉ tiêu thuộc 6 mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 đạt và vượt kế hoạch đề ra, chiếm tỷ lệ 83,33%; đồng đều ở các chỉ tiêu như bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; trong giải quyết việc làm cho lao động nữ; trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.

Đơn cử như đối với bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, ở cấp tỉnh, có 12 nữ/64 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, chiếm tỉ lệ 18,75%, cao hơn 7,45% so với nhiệm kỳ trước. Ở cấp huyện, có 152 nữ/784 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, chiếm tỉ lệ 19,4%, cao hơn 2,9% so với nhiệm kỳ trước.

Ở cấp cơ sở, có 1.779 nữ/6.979 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã, chiếm tỉ lệ 25,5%, cao hơn 6% so với nhiệm kỳ trước. Chính quyền địa phương cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 71,43%, gần đạt kế hoạch đề ra của cả giai đoạn là 72%. Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 46,3%, đạt 116% kế hoạch giai đoạn đề ra.

Nghệ An: 20/24 chỉ tiêu thuộc chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đạt và vượt kế hoạch
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức gặp mặt, biểu dương cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đại biểu cơ quan dân cử.

Việc lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, dự nguồn cán bộ nữ tham gia vào các cấp ủy Đảng, đoàn thể và tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND được thực hiện tốt hơn. Ở cấp tỉnh, có 23 nữ/83 đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đạt tỷ lệ 27,71%, cao hơn 0,21% so với nhiệm kỳ trước. Ở cấp huyện, có 230 nữ/736 đại biểu, đạt tỷ lệ 31,25%, cao hơn 2,05% so với nhiệm kỳ trước. Ở cấp xã, có 3.262 nữ/10.885 đại biểu, đạt tỷ lệ 29,97%, cao hơn 1,77% so với nhiệm kỳ trước.

Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn được triển khai hiệu quả. Tính riêng trong năm 2023, tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm đạt 40,49%/42%, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 31,5%/ 29%, vượt kế hoạch đề ra. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao đã chỉ đạo các huyện, thành, thị triển khai các hoạt động bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản và tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực đều đạt kế hoạch đề ra.

Vẫn còn những hạn chế cần quan tâm

Đến nay, tỉnh Nghệ An còn 4/24 chỉ tiêu thuộc các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 chưa đạt kế hoạch đề ra, chiếm tỷ lệ 16,67%. Các hạn chế đã được chỉ ra, đó là một số nội dung của chiến lược chương trình, kế hoạch bình đẳng giới ở một số địa phương, đơn vị chưa sâu rộng, đồng bộ. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các nội dung, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương còn chưa rõ nét. Còn thiếu sự quan tâm, đầu tư nguồn lực cho các hoạt động bình đẳng giới từ ngân sách địa phương, nhất là ở cấp xã.

Ở một số khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế phát triển thấp vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng, bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới. Có lúc, có nơi còn xảy ra tình trạng thiếu khách quan khi đánh giá cán bộ nữ.

Phụ nữ ở những khu vực nghèo, khả năng tiếp cận với các công cụ pháp lý, chính sách còn hạn chế, vẫn còn thụ động, tự ti, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chưa nhận thức được tầm quan trọng của bình đẳng giới và công tác đấu tranh chống lại tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới. Vẫn còn các rào cản, định kiến từ gia đình, cộng đồng ảnh hưởng tới tâm lý của người phụ nữ.

Nghệ An: 20/24 chỉ tiêu thuộc chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đạt và vượt kế hoạch
Thời gian qua, Nghệ An đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dưới nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền.

Tỷ lệ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo tuy đã tăng nhưng vẫn còn thấp so với nguồn lực cán bộ nữ tiềm năng của tỉnh. So với những nhiệm kỳ trước, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp tăng, tuy nhiên còn khiêm tốn so với tiềm năng và có nơi chưa đại diện được cho lực lượng phụ nữ đông đảo trong xã hội. Cơ quan UBND, HĐND tỉnh hiện nay không có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ; tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch các cấp vẫn còn thấp. Một số ngành nghề lao động nữ chiếm tỷ lệ cao và nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạch định chính sách chưa có cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt, đơn cử như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An trong nhiệm kỳ 2021-2025 chưa có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, đó là một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa coi trọng công tác phụ nữ ngang tầm với vai trò, vị trí và yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn hiện nay. Chưa có chế tài đủ mạnh để bắt buộc các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ nữ trong các cơ quan, đơn vị và địa phương.

Đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, nhất là ở cấp huyện, xã thường xuyên thay đổi, thiếu ổn định, còn hạn chế kiến thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, mức độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh nên thiếu sự bình đẳng thực sự trong thụ hưởng thành quả do sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại, nhất là phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số... Vẫn còn tình trạng bạo lực trên cơ sở giới mà đối tượng chịu tác động chính là phụ nữ. Có địa phương còn xảy ra tình trạng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán.

Từ thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã tổ chức đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới (2021-2023) và đã đề ra 7 giải pháp trọng tâm để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và từng bước khắc phục các hạn chế trong công tác bình đẳng giới trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) quận Tây Hồ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chương trình “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia”, trao tặng quà cho các gia đình, học sinh và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Công ty Honda Việt Nam thông báo doanh số bán lẻ mảng kinh doanh xe máy và ô tô trong tháng 12/2024 và cả năm 2024. Kết quả được tổng hợp bởi cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm/Nhà Phân phối ô tô Honda giao cho khách hàng và theo ước tính của Honda Việt Nam.
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

(LĐTĐ) Năm qua, thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch. Đặc biệt, thị xã đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng trong khu vực, là tiền đề để thị xã trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm quốc tế.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua năm 2025.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có trả lời gửi đến cử tri thành phố Hà Nội và cử tri tỉnh Ninh Bình thể hiện cam kết không để xảy ra trường hợp sập cầu tương tự như cầu Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ. Đối với dự án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe, thời gian khởi công trong quý I/2025.

Tin khác

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực.
Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá

Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá

(LĐTĐ) Với chủ đề "Bứt phá" đầy ý nghĩa, chương trình "Chào năm mới 2025" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ được truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội vào lúc 20h10 ngày 1/1/2025 trên kênh VTV1 và các nền tảng số.
Xem thêm
Phiên bản di động