Nghệ An: Chủ động “3 tại chỗ” vừa chống dịch, vừa sản xuất

(LĐTĐ) Tính đến ngày 31/8, toàn tỉnh Nghệ An có 14 huyện, thành, thị áp dụng Chỉ thị 16 và 7 huyện còn lại áp dụng Chỉ thị 15 để chống dịch. Nhằm thực hiện “mục tiêu kép” nhiều doanh nghiệp đã triển khai phương án “3 tại chỗ”, vừa chủ động chống dịch vừa duy trì sản xuất.
Nghệ An hướng dẫn cách ly y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi Người dân thành phố Vinh tiếp tục "ai ở đâu ở đó" thêm 3 ngày Công đoàn Nghệ An tặng 300 suất quà cho người lao động ở khu trọ bị giãn cách

Đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động

Nhà máy may An Hưng, thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn An Hưng (đóng trên địa bàn xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) mới đi vào hoạt động với 2.000 công nhân. Ngay sau khi trên địa bàn xuất hiện một số ca F0, lãnh đạo đơn vị đã chủ động giảm số lượng làm việc tại nhà máy từ 2.000 công nhân xuống chỉ còn 200 người. Nhà máy đã tiến hành test nhanh, bố trí lực lượng đo thân nhiệt cho công nhân lao động trước khi vào làm việc, phun khử khuẩn trong khu vực sản xuất.

Nghệ An: Chủ động “3 tại chỗ” vừa chống dịch, vừa sản xuất
Công nhân Nhà máy may An Hưng được xét nghiệm sàng lọc mỗi tuần 1 lần.

Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc nhân sự Nhà máy may An Hưng cho biết: “Thường ngày, Công ty cho xe đưa đón công nhân từ các địa phương. Sau khi thực hiện “3 tại chỗ”, nơi ở của người lao động được bố trí ở nhà công vụ của Công ty, trong phòng có điều hòa, tắm nóng lạnh, vệ sinh khép kín. Chỗ ngủ được bố chăn, ga, gối do “nhà làm ra” (doanh nghiệp tự may ga, chăn, gối đệm). Doanh nghiệp bố trí cho công nhân ăn ngày 3 bữa, đảm bảo dinh dưỡng để làm việc. Hàng tuần, công nhân được xét nghiệm sàng lọc 1 lần”.

Là doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử với trên 1.000 công nhân, Công ty TNHH Innovative Manufacturing Solutions VietNam (gọi tắt là Công ty IMS) đóng tại Khu Công nghiệp VISIP (ở xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An), từ giữa tháng 8 đến nay, đơn vị đã thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”. Hiện tại, có 500 công nhân trực tiếp làm việc tại Công ty, mọi dây chuyền đang hoạt động sản xuất nhịp nhàng theo kế hoạch đã đề ra.

Nghệ An: Chủ động “3 tại chỗ” vừa chống dịch, vừa sản xuất

Công ty ISM đang thực hiện “3 tại chỗ”, mọi hoạt động sản xuất ở đây vẫn nhịp nhàng theo kế hoạch đã đề ra

Ông Nguyễn Văn Cần, Chủ tịch Công đoàn Công ty IMS cho biết, khi bắt tay vào thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, Công đoàn cùng lãnh đạo Công ty đã bàn và đưa phương án thuận lợi nhất. Công ty đã chủ động chuẩn bị hậu cần để đảm bảo sinh hoạt, bữa ăn hàng ngày; chuẩn bị thêm đồ dùng cá nhân như: Màn cá nhân, chăn đệm, xô, chậu,... bố trí thêm nhà vệ sinh chung để tiện sử dụng cho công nhân lao động.

Tại Nghệ An, kể từ khi bùng phát làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện "3 tại chỗ" để vừa duy trì hoạt động sản xuất, vừa đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và người lao động. Để chia sẻ với những khó khăn của người lao động và doanh nghiệp, các cấp Công đoàn Nghệ An đã kịp thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực.

Trên cơ sở hướng dẫn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An trong kịch bản ứng phó với các cấp độ của dịch, nhiều LĐLĐ huyện, ngành, thành thị; Công đoàn ngành đã đến trao quà, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công nhân lao động thực hiện "3 tại chỗ" tại các doanh nghiệp.

Nghệ An: Chủ động “3 tại chỗ” vừa chống dịch, vừa sản xuất
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An trực tiếp tặng quà động viên doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” tại Khu Công nghiệp Nam Cấm (Ảnh Thanh Tùng).

Bà Nguyễn Thị Thu Nhi, Phó Chủ tịch LĐLĐ Nghệ An cho biết, để đồng hành cùng người lao động và doanh nghiệp, LĐLĐ các huyện, thành, thị và các Công đoàn ngành đã chủ động thực hiện việc trao quà đến người lao động của những doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” nhằm hỗ trợ điều kiện sinh hoạt cũng như bồi dưỡng thêm dinh dưỡng cho công nhân lao động. Ngoài ra, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã đi trực tiếp tặng quà động viên một số doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” tại một số khu công nghiệp.

Phải an toàn mới được sản xuất

Theo thống kê, tại Khu Kinh tế Đông Nam có 128 doanh nghiệp với trên 30.000 lao động. Trong đó, số lao động được bố trí ăn nghỉ tập trung là trên 12.000 người, chiếm 40%. Số lao động được doanh nghiệp bố trí đưa đón là 2.860 người, chiếm 9,46%. Số lao động phải nghỉ việc do dịch Covid-19 gần 4.000 người. Có 13 doanh nghiệp phải ngừng sản xuất.

Được biết, tại nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc Khu Kinh tế Đông Nam, người đứng đầu các doanh nghiệp phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án để chủ động triển khai và xử lý kịp thời trước mọi tình huống. Hàng tuần, tổ chức xét nghiệm sàng lọc Covid-19 định kỳ cho người lao động với tần suất 20% theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Riêng các doanh nghiệp đóng tại địa bàn có nguy cơ cao yêu cầu phải xét nghiệm 100% cho người lao động.

Nghệ An: Chủ động “3 tại chỗ” vừa chống dịch, vừa sản xuất
Thực hiện "3 tại chỗ" người lao động được doanh nghiệp chuẩn bị nơi ngủ chu đáo.

Các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy mô sản xuất phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch; ưu tiên phương án bố trí người lao động ăn, nghỉ tập trung tại nhà máy, làm việc trực tuyến tại nhà hoặc bố trí xe đưa đón công nhân tập trung theo quy định, còn lại nếu không bố trí được buộc phải tạm thời nghỉ việc.

Các doanh nghiệp cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và các “Tổ An toàn Covid”. Doanh nghiệp còn phân công cán bộ đầu mối phụ trách tại nơi làm việc, ký túc xá; xây dựng kế hoạch, phương án cách ly, xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 trình Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các huyện, thành phố, thị xã xem xét, phê duyệt để chủ động thực hiện khi có dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc cho biết, huyện đã phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam thực hiện nghiêm phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp nào đáp ứng được thì duy trì sản xuất. Thực hiện kiểm soát nghiêm doanh nghiệp thực hiện mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến”. Những doanh nghiệp không bố trí được nơi ở tại chỗ thì phải thuê khách sạn hoặc địa điểm tập trung và tổ chức đưa đón công nhân có kiểm soát dịch để duy trì sản xuất.

Nghệ An: Chủ động “3 tại chỗ” vừa chống dịch, vừa sản xuất
Nhà máy may An Hưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 còn rất phức tạp.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, hiện, có đến 2/3 địa phương của Nghệ An đã phải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động.

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi sản xuất và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở thời điểm hiện tại. Tại Nghệ An, theo thống kê, hiện có 135 doanh nghiệp với gần 15.000 lao động thực hiện phương án “3 tại chỗ”; có 40 doanh nghiệp với trên 13.000 lao động thức hiện phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, ngoài ra còn có doanh nghiệp thực hiện cả 2 mô hình là “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến”. Trong đợt dịch thứ 4 này, trên địa bàn có 169 doanh nghiệp dừng sản xuất với gần 12.000 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm.

Theo ông Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thì hiện nay, đối với địa phương, công tác dập dịch là trên hết. UBND tỉnh luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, để sau khi dập được dịch vẫn duy trì động lực để sản xuất, phát triển kinh tế thực hiện “mục tiêu kép”. Tuy nhiên, sức khỏe của người dân là trên hết, vì vậy, trong trường hợp các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất không đạt yêu cầu về phòng, chống dịch, tỉnh sẽ yêu cầu dừng và điều chỉnh phương án sản xuất của họ cho đến khi đảm bảo phương án chống dịch mới tiếp tục tiến hành sản xuất.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Xem thêm
Phiên bản di động