Nghệ An: Những cư dân không làng

(LĐTĐ) Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ chè Thanh Mai (gọi tắt là Xí nghiệp chè Thanh Mai) đóng trên địa bàn xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An), từ lâu, các đội sản xuất của đơn vị này hoạt động như mô hình đơn vị cấp xóm. Đến nay, Xí nghiệp chè Thanh Mai đã giải thể, khiến đội sản xuất cũng bị giải tán theo. Do chưa thành lập được xóm mới nên những cư dân ở đây phải chịu những thiệt thòi nhiều năm nay.
Nghệ An: Tạm dừng các tuyến vận tải khách đối với toàn bộ tuyến phía Nam và thêm 5 tuyến phía Bắc Nghệ An sẵn sàng đón công dân ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh về quê Nghệ An và Hà Tĩnh bầu Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV của các tỉnh

Một mình xóm trưởng “gánh 3 vai chèo”

Xí nghiệp chè Thanh Mai trực thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An, được thành lập vào ngày 9/10/1998. Sau một thời kỳ hoàng kim, đến năm 2014, do sản xuất, kinh doanh không hiệu quả như trước kia, cùng với việc cổ phần hóa nên bị giải thể.

Trước đây, Xí nghiệp chè Thanh Mai có nhiều đội sản xuất, mỗi đội ngoài chức danh cán bộ để điều hành sản xuất, đội còn có chi hội cựu chiến binh, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…Tuy nhiên, sau khi giải thể, các tổ chức này phần lớn tự giải tán, việc quản lý được giao về cho chính quyền xã Thanh Mai.

Chị Trần Thị Lan, nguyên Đội trưởng Đội sản xuất 12-9, sau khi Xí nghiệp chè Thanh Mai giải thể, chị sang làm xóm trưởng. Mang danh xóm nhưng thực chất đây là khu dân cư của đội sản xuất 12-9 cũ, hiện, xóm này có 83 hộ với 296 nhân khẩu. Vì để “nối dài cánh tay” của chính quyền đến với người dân, Ủy ban nhân dân xã Thanh Mai đã trích ngân sách hợp đồng với 3 cán bộ của các đội sản xuất cũ để làm xóm trưởng. Chị Lan là một trong 3 người được xã Thanh Mai hợp đồng làm xóm trưởng từ năm 2017, mỗi tháng xã trả 900 ngàn đồng thù lao.

Nghệ An: Những cư dân không làng
Chị Trần Thị Lan (áo đen, bên phải), nguyên Đội trưởng Đội sản xuất 12-9, Xí nghiệp chè Thanh Mai chia sẻ những khó khăn khi chuyển sang làm xóm trưởng.

Chị Lan cho biết, khi giải tán Xí nghiệp chè Thanh Mai, các tổ chức đoàn thể cũng bị giải tán. Chỉ trừ Chi hội Cựu chiến binh của đội 12-9 được chia nhỏ, sinh hoạt ghép vào các chi hội khác. Điều này, khiến chị Lan rất lúng túng khi triển khai công việc. Một mình làm cán bộ xóm nên hết thảy mọi việc từ lớn đến nhỏ đều đổ vai chị. Nữ trưởng xóm làm từ khâu thông báo, tuyên truyền chủ trương, chính sách của xã đến hướng dẫn cụ thể cư dân thực hiện. Chị theo dõi mọi hoạt động kinh tế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chế độ chính sách, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, …

Từ ngày giải thể đội sản xuất, mọi hoạt động phong trào của nơi đây gần như tê liệt. Còn các vị trí trưởng chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên,… không còn ai đứng ra đảm nhận. Chỉ có ngày rằm Trung thu, Ủy ban nhân dân xã vẫn duy trì việc phát quà cho các cháu nhỏ. Nguồn quỹ xóm cũng không có, ngày lễ Đại đoàn kết nhiều năm nay xóm không tổ chức. Việc họp dân cũng rất khó, chỉ tổ chức khi có việc quan trọng vì thông báo trên loa rất ít người nghe bởi địa hình đồi núi. Do vậy, xóm trưởng phải lưu hết số điện thoại của tất cả các hộ dân để gọi khi cần. Những khi làm thẻ bảo hiểm, điều tra dân số, nhà ở, chi trả chế độ thì phải gọi từng nhà. Gian nan là khi họp để bình xét hộ nghèo vì liên quan đến quyền lợi trực tiếp của dân, một mình xóm trưởng phải làm các bước từ A đến Z.

Nghệ An: Những cư dân không làng
Người lao động của những đội sản xuất thuộc Xí nghiệp chè Thanh Mai mong muốn sớm thành lập xóm để được hưởng quyền lợi và làm trọn nghĩa vụ như những cư dân địa phương.

“Có lẽ lúc vất vả nhất là khi trong xóm có người mất. Mình phải đứng ra lo liệu phần lễ, đọc điếu văn, bố trí phân công người làm nhiều khâu. Mình là Trưởng ban Lễ tang cũng kiêm luôn cả ban viên, việc gì cũng phải tham gia. Thậm chí, không có người phải phải “điều” chồng đi để hỗ trợ”, chị Lan chia sẻ.

Mỏi mòn chờ xóm mới

Qua tìm hiểu, phóng viên còn được biết, trước đây, đất ở, đất vườn, đất sản xuất các hộ dân ở đây đều nhận đất giao từ Xí nghiệp Chè Thanh Mai. Dù ở hàng chục năm, nhưng theo quy định những hộ dân ở đây không ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho nên, mọi giao dịch liên quan đến thế chấp đất ở của gia đình hết sức khó khăn.

Một cư dân xóm 12-9 than thở, diện tích đất của mỗi hộ đang nằm chung trong diện tích đất của xí nghiệp trước đây, nên đất đai, vườn tược đều đang nằm trong bìa đỏ của tập thể. Người dân muốn vay ngân hàng cũng rất khó khăn về thủ tục. Phải đi lại nhiều để xin xác nhận các cơ quan liên quan làm thủ tục, vay được cũng nản. Chưa kể, nếu được thì ngân hàng cũng chỉ cho vay mức rất thấp vì họ sợ rủi ro sau này.

Được biết, sau khi giải tán Xí nghiệp chè, xã Thanh Mai đã tiếp nhận dân cư của đội sản xuất số 1, số 2 và đội 12-9 với 358 hộ, trên 1.200 khẩu. Từ năm 2014 đến nay, chính quyền các cấp vẫn chưa lập được xóm mới. Chưa có xóm, không có sự giúp sức từ các tổ chức đoàn thể ở cơ sở nên nhiều thông tin về chính sách của nhà nước đến với cư dân một cách chưa trọn vẹn. Việc quản lý cũng chỉ ở một mức độ nhất định, không sát sao như những xóm có đầy đủ mọi thành phần. Do đó, nghĩa vụ đóng góp của dân cũng không được thực hiện triệt để.

Nghệ An: Những cư dân không làng
Hiện nay, những hộ trồng chè của Xí nghiệp chè Thanh Mai đã thuộc quyền quản lý của xã Thanh Mai.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Hà Quang Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Mai cho biết: “Do Xí nghiệp chè Thanh Mai chưa thanh lý hợp đồng liên đất đai, sản phẩm cây trồng đối với các hộ dân nên mọi khoản hỗ trợ thiệt hại do thiên tai trong nông nghiệp các hộ không được hưởng. Vì trên danh nghĩa đây vẫn là tài sản của tập thể. Do vậy, mặc dù năm nào, các xóm trưởng cũng thống kê thiệt hại trình lên xã đều không được chấp nhận.

Ngoài ra, do chưa có nhà văn hóa nên mỗi lần tổ chức họp xóm đều phải mượn nhà tập thể cũ để sinh hoạt cộng đồng. Để quản lý xã phải hợp đồng 3 người xem như là làm xóm trưởng. Dù biết là chưa đúng với quy định nhưng vẫn phải làm để tuyên truyền, đôn đốc về nghĩa vụ, để đưa chính sách đến với người dân. Các hộ dân rất thiệt thòi, đến này lễ, các xóm của xã tổ chức rầm rộ còn tại các khu dân cư thuộc Xí nghiệp chè thì im lìm. Không có đoàn thể thanh niên, phụ nữ,… nên các hoạt động không biết tô chức như thế nào. Duy chỉ có Chi Hội cựu chiến binh chia ra gửi hội viên đi xóm khác cũng để sinh hoạt”.

Đầu năm, xã đã làm tờ trình đề nghị sáp nhập các đội sản xuất cũ lập xóm mới gửi huyện Thanh Chương. Nhưng sau đó, điều chỉnh cắt 112 hộ của đội 1 nhập vào xóm Bắc Tràn; còn lại 246 hộ với gần 1.000 nhân khẩu của một phần đội 1, đội 3 và đội 12-9 nhập thành xóm mới lấy tên Xí Nghiệp nên phải làm lại tờ trình, tháng 6 vừa qua mới gửi đi. Đến nay, Xí nghiệp chè Thanh Mai vẫn chưa làm thủ tục để thanh lý hợp đồng liên quan đến đất và tài sản trên đất đối với các hộ nhận đất sản xuất trước đây nên khó cho việc quản lý đất đai chính quyền. Sau khi thành lập được xóm mới và các hợp đồng của đơn vị với cư dân đã được thanh lý, xã quy hoạch lại đất đai tại các xóm, ông Thắng cho biết thêm.

Về vấn đề này, ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương cho biết, đến nay, mọi thủ tục liên quan đến việc thành lập xóm đã hoàn thành và huyện đã trình lên Hội đồng nhân dân tỉnh. Quan điểm của huyện mong muốn sớm thành lập được các xóm để phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của người dân.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động