Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương

(LĐTĐ) Hàng ngàn lao động từ nhiều tỉnh, thành miền Nam về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tạo áp lực về nhiều mặt đối với các địa phương ở Nghệ An, đặc biệt là một số huyện miền núi. Để giải tỏa áp lực này, các địa phương đã lên kế hoạch dần tạo sinh kế cho những lao động để từ áp lực tạo thành động lực phát triển kinh tế, xã hội.
LĐLĐ tỉnh Nghệ An điều chỉnh quy định hỗ trợ cho lao động trở về từ miền Nam “Sứ giả” miền biên viễn Công đoàn Nghệ An triển khai hỗ trợ người lao động về từ vùng dịch

Biến áp lực thành nguồn lực

Trở về từ tỉnh Bình Dương đã gần 2 tháng, anh Xồng Bá Khùa, năm nay 21 tuổi, ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn vẫn chưa quên được chuyến hành hương đặc biệt và còn ám ảnh anh thời gian rất dài. Vừa vào Bình Dương từ đầu năm nay, anh làm công nhân cho một doanh nghiệp lắp ráp thiết bị điện tử. Chưa được bao lâu thì dịch bùng phát, lúc đầu, anh cùng với nhiều người trong xã cố gắng bám trụ, nhưng cuối cùng anh cũng đành phải chạy xe máy hoà trong dòng người đổ về quê tránh dịch.

Anh Khùa chia sẻ: “Về quê, lại cứ quanh quẩn với nương rẫy, thu nhập hàng ngày không có. Buồn lắm! Hết dịch bệnh em xem tình hình thuận lợi thì quay vào trong đó làm tiếp. Còn không ổn thì thôi. Em vẫn mong muốn có được việc làm tại quê còn hơn phải đi làm nơi đất khách quê người”.

Qua tìm hiểu được biết, tính từ ngày cuối tháng 4 đến nay, huyện biên giới Kỳ Sơn đã có khoảng trên 7.000 người, chủ yếu là con em đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú trở về từ các tỉnh, thành phía Nam. Do đó, việc chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho bà con là bài toán nan giải cho cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Người dân miền núi Nghệ An thu hoạch gừng.

Theo ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Kỳ Sơn, không nên coi 7.000 người trở về là gánh nặng mà là nguồn nhân lực góp phần phát triển địa phương. Nguồn lao động này đã làm việc trong các doanh nghiệp, có tay nghề nên, có nhiều kinh nghiệm.

Trước mắt, huyện Kỳ Sơn sẽ làm việc với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thu nhận để họ có thu nhập. Cùng với đó, sẽ kêu gọi đầu tư thêm xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao như ở xã Na Ngoi để thu hút một lượng lao động vào làm việc.

Ngoài ra, UBND huyện tiếp tục mở rộng diện tích ruộng nước để bà con có đất sản xuất. Đồng thời, khôi phục lại nhiều diện tích chè lâu nay bị bỏ hoang, xây dựng các hợp tác xã chè để thu hút bà con tham gia. Địa phương kêu gọi tài trợ cây, con giống để những hộ nghèo trở về từ vùng dịch phát triển sản xuất. Đề án sẽ được tiến hành trên 7 xã, trước mắt chọn xã Huồi Tụ và Mường Lống để làm thí điểm.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn chuẩn bị sửa sang khu cách ly tập trung để đón con em từ miền Nam trở về.

Được biết, Kỳ Sơn đang thực hiện lộ trình giao 8.3000 ha đất rừng cho dân khoanh nuôi nếu thành công, khi đó, ngoài kinh phí bảo vệ, thu hái lâm sản phụ, bà con còn được tham gia Dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng mà huyện này đang xúc tiến.

Xã Tiền Phong là địa phương cửa ngõ của huyện miền núi Quế Phong. Xã có 1.200 lao động ngoài tỉnh, trong đó có trên 300 người đã trở về vì dịch. Người lao động về, công ăn việc làm không có, chỉ trông chờ vào ruộng nương ít ỏi không tạo ra thu nhập hàng ngày khiến cho cuộc sống càng khốn khó.

Ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong nói: “Xã Tiền Phong đã cử ra 1 bộ phận chuyên tiếp nhận hồ sơ thông tin cá nhân, tổng hợp dữ liệu về người lao động để họ tìm kiếm việc làm sau này. Địa phương cũng liên lạc động viên con em của mình đang làm việc trong miền Nam cố gắng ở lại để làm khi doanh nghiệp hoạt động trở lại. Hồ sơ việc làm của con em nếu còn thiếu thủ tục gì thì UBND xã sẽ bổ sung gửi vào. Đối với lao động đã hồi hương, chính quyền sẽ liên hệ với doanh nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhu cầu sử dụng lao động để kết nối. Ưu tiên tiêm vắc xin cho những người lao động trở về từ vùng dịch để an toàn công tác phòng dịch và tạo điều kiện để họ có thể đi lại làm việc khi đẩy lùi dịch”.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Lực lượng chắc năng tỉnh Nghệ An hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công dân từ các tỉnh, thành phía Nam về quê

Đến thời điểm này, huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An có 7.000 lao động làm ăn xa, trong đó, đã có trên 2.000 người hồi hương. Đây là nguồn lực nhưng cũng là áp lực cho địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19. Bởi huyện Quế Phong tiếp giáp với nước bạn Lào, kinh tế còn khó khăn, nạn vận chuyển, buôn bán ma túy vẫn còn phức tạp.

Ngay từ đầu đợt dịch, huyện Quế Phong đã thành lập Tổ hỗ trợ cho người lao động hồi hương do Mặt trận Tổ quốc huyện chủ trì để thống kê, phân ra từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt trước mắt.

Tiếp đến, địa phương sẽ rà soát nguyện vọng của người lao động. Đối với lao động có nguyện vọng quay lại nơi làm việc, huyện sẽ thống kê số lượng, liên lạc với doanh nghiệp sử dụng lao động và làm thủ tục cần thiết. Đặc biệt, ưu tiên tiêm vắc xin cho những lao động quay trở lại làm việc.

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, UBND huyện sẽ khảo sát nhu cầu đối với lao động không trở lại nơi cũ làm việc. Tìm hiểu rà soát nhu cầu tuyển dụng việc làm của những công ty trên địa bàn phù hợp với nguyện vọng cũng như chuyên môn của người lao động. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An tổ chức “Ngày hội việc làm” tại địa phương. Ngoài ra, chỉ đạo các xã rà soát nhu cầu của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, đề nghị cấp trên giao rừng khoanh nuôi bảo vệ để người dân sống được nhờ rừng. Mặt trận Tổ quốc huyện sẽ xem xét hỗ trợ bò sinh sản cho những hộ đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, huyện sẽ phối kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn để chuyển đổi cây trồng tạo hàng nông sản phục vụ chế biến, kinh doanh.

Tăng cường tạo việc làm cho lao động sau dịch

Trước làn song đổ về quê vì ảnh hưởng dịch, ngày 10/8/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 5305 yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động từ nước ngoài về nước do dịch Covid-19.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Tuyển dụng công nhân may tại Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An

UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) Nghệ An tổ chức khảo sát tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, rà soát các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài giới thiệu về các địa phương để tuyển chọn, chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi dịch bệnh Covid-19 được đẩy lùi.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành, thị, doanh nghiệp hoạt động tuyển dụng lao động để nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động bị mất việc làm và lao động ở nước ngoài về do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều lao động từ các tỉnh, thành miền Nam bất đắc dĩ phải hồi hương.

Thống kê của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An có 329.000 người Nghệ An làm việc ở các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, đã có gần 88.000 người trở về quê, trên 28.000 người đang trong độ tuổi lao động. Dự báo số lượng công dân Nghệ An trở về từ nhiều tỉnh, thành phía Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Theo ông Đoàn Hồng Vũ, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, hiện nay ngành đang tích cực làm việc với các huyện, thành, thị để đánh giá lại tình hình lao động, nhu cầu việc làm, an sinh xã hội. Vừa qua, UBND tỉnh thông qua Đề án giải quyết việc làm trong 5 năm tới, gắn với diễn biến của dịch Covid -19 để từng năm có phương án cụ thể về lao động việc làm. Về việc làm cho người lao động, qua kết nối với các doanh nghiệp, hiện có khoảng 37.000 vị trí việc làm trong và ngoài tỉnh Nghệ An, trong đó khoảng 27.000 việc làm trong tỉnh.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

(LĐTĐ) Chelsea hiện tại có phong độ ổn định nhưng được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trước chủ nhà West Ham ở vòng 5 Premier League diễn ra lúc 18h30 hôm nay (21/9).
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.

Tin khác

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động