Nghệ nhân giữ lửa cho nghề làm nón làng Chuông

(LĐTĐ) Say mê với nghề làm nón cùng với nỗi đắn đo và trăn trở với việc giữ nghề, nghệ nhân Lê Xuân Đạt (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ giúp người dân thêm yêu, hiểu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của những chiếc nón lá mà còn góp phần đưa nón làng Chuông đến với bạn bè khắp năm châu.  
nghe nhan giu lua cho nghe lam non lang chuong Làng Chuông và những trăn trở bảo tồn nghề làm nón truyền thống
nghe nhan giu lua cho nghe lam non lang chuong Chuyện ở huyện làm nông nghiệp công nghệ cao
nghe nhan giu lua cho nghe lam non lang chuong Ngành giáo dục vẫn có những vấn đề làm "nóng" dư luận

Trăn trở hồi sinh nghề truyền thống

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống không còn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó, bị phai mờ theo năm tháng. Nghề làm nón ở làng Chuông cũng nằm trong thực trạng chung đó.

Về với làng Chuông hôm nay tuy số người làm nón trong làng không còn nhiều như xưa, nhưng với tình yêu dành cho quê hương và niềm tự hào về một làng nghề truyền thống cổ của Việt Nam, những người nghệ nhân nơi đây vẫn đang ngày ngày cần mẫn, tỉ mỉ làm nên những chiếc nón mang đậm nét đẹp hồn quê, lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương.

nghe nhan giu lua cho nghe lam non lang chuong
Dù tuổi đã cao nhưng nghệ nhân Lê Xuân Đạt vẫn duy trì và truyền giữ nghề làm nón của làng. (Ảnh Nguyễn Hoa)

Trong số đó, nghệ nhân Lê Xuân Đạt (69 tuổi), dưới đôi bàn tay tài hoa, ngày ngày ông vẫn ngồi tỉ mẩn chắp nối từng vành tre mỏng mảnh, uốn thành khuôn nón, là từng cọng lá, khâu từng mũi kim… Những công việc tưởng chừng nghe rất đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là những nỗi niềm đam mê, tâm tư trăn trở của người làng nghề.

Hành trình làm "sống lại” nghề làm nón cổ của ông thật không đơn giản. Nhận thấy, nghề làm nón của làng đang ngày càng mai một, nghệ nhân Đạt quyết định gìn giữ nghề làm nón bằng những cách của riêng mình. Trong số các loại nón của làng, ông tập trung vào việc gìn giữ chiếc nón quai thao bởi trong làng hiện nay còn rất ít người làm loại nón lá này.

Theo nghệ nhân Đạt, làm nón quai thao đòi hỏi cầu kỳ và mất nhiều thời gian hơn so với làm các loại nón lá khác. Một chiếc nón quai thao cổ thường phải ghép bằng nhiều lọn lá được lấy từ cây cọ, rồi đem phơi nắng, là nóng, ép phẳng mới thành. Phía bên trong nón có khi được trang trí bằng những loại vải đủ sắc màu, quai buộc nón cũng được kết bằng những sợi chỉ đa màu.

Làm nón quai thao cũng công phu và phức tạp hơn nhiều so với làm một chiếc nón đội đầu thông thường. Người làm nón phải trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có độ khó khác nhau. Từ khâu làm lá, lắp lá vào hay còn gọi là quay nón rồi khâu nón, cạp nón, trang trí… đều đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, khéo léo để nón được tròn, được khít, mịn từ mép lá đến đường kim, mũi chỉ.

Vừa trò chuyện với khách, ông Đạt vẫn chăm chú khâu nón với từng đường kim mũi chỉ nhịp nhàng, thoăn thoắt, ông cho biết: Mặc dù nghề làm nón vốn đem lại thu nhập không nhiều so với làm những nghề khác nhưng gia đình tôi từ thế hệ cha ông đến thế hệ các con của tôi vẫn luôn nhắc nhở, cùng nhau giữ nghề.

Cái nghề này nó tỉ mẩn lắm, làm nón mà suốt ruột thì không làm được. Trung bình một ngày, nếu người thợ làm nhanh, thành thạo các công đoạn cũng chỉ làm được khoảng 2 chiếc. Nón quai thao thường được dùng trong các tiết mục biểu diễn như hát quan họ… chứ không dùng để đội đầu, che nắng, mưa như các loại nón thông thường khác bởi vậy sản phẩm của gia đình ông làm hầu hết là theo đơn hàng đặt của khách nên thường đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.

Đổi mới cách làm để sản phẩm đẹp hơn

Với nghệ nhân Đạt, mỗi lần làm xong, khi cầm chiếc nón trên tay, ngắm nghía lại những “đứa con” của mình, lòng ông lại ngập tràn hạnh phúc. Chính điều đó khiến ông thêm yêu nghề, yêu làng nhiều hơn. Điều hạnh phúc hơn cả là những chiếc nón ông làm ra luôn được mọi người hào hứng đón nhận, những chiếc nón quai thao ấy lại tô điểm thêm nét duyên dáng cho các liền chị qua từng câu hát quan họ dịu dàng, đằm thắm.

Giờ đây, tuổi đã cao nhưng nghệ nhân Đạt vẫn không ngừng sáng tạo. Ngày ngày, ông vẫn cần mẫn với công việc làm nón. Nghề làm nón cổ được ông phục hồi chẳng những giúp người thợ làng nón có thêm thu nhập, nâng cao giá trị của sản phẩm làng nghề mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn một nét văn hóa truyền thống của làng Chuông.

nghe nhan giu lua cho nghe lam non lang chuong
Cùng với nghệ nhân Đạt, chị Nguyễn Thị Yến, con dâu nghệ nhân (áo hoa xanh) tuy còn trẻ nhưng vẫn say mê với công việc làm nón, ngày ngày chị vẫn miệt mài làm ra những chiếc nón quai thao đạt chất lượng được người dân trong làng khen ngợi. (Ảnh Nguyễn Hoa)

Những năm qua, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đã khích lệ nghệ nhân đổi mới mẫu mã và kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo về chất lượng. Ông Đạt chia sẻ, có rất nhiều nơi làm nón lá, nhưng nón lá làng Chuông vẫn luôn có một chỗ đứng cho riêng mình vì nón lá làng Chuông mang những đặc tính ưu việt, độ bền cao, chắc chắn, nón có độ bóng tự nhiên, cầm nón trên tay cảm giác nhẹ nhàng, thanh mảnh.... Những người tinh ý sẽ nhận thấy, nón làng Chuông được chăm chút từ đường chỉ, các mũi chỉ đều tay, nhịp nhàng.

Tuy nhiên, nghề làm nón ngày nay mang lại lợi nhuận không nhiều, rất ít người trong làng còn làm nghề, đa phần là những người lớn tuổi, còn thế hệ trẻ đã không mấy “mặn mà” theo nghề của cha ông. Bởi vậy, được truyền nghề cho lớp thợ trẻ, được giảng giải về cái đẹp, nét văn hóa đặc sắc thể hiện trong từng chiếc nón cổ là mong mỏi lớn nhất của người nghệ nhân tài hoa này.

Ngày nay, sợ nghề làm nón thất truyền, nghệ nhân Đạt vẫn thường xuyên dạy nghề cho những thế hệ trẻ trong làng có niềm yêu thích, đam mê với nghề. Các con của ông cũng được ông truyền dạy nghề, hàng ngày chị Nguyễn Thị Yến (con dâu nghệ nhân Đạt) vẫn hăng say, miệt mài cùng bố làm ra những chiếc nón quai thao đạt chất lượng cao, được nhiều người trong làng ngưỡng mộ.

Cùng với đó, mỗi năm có những đoàn du khách, những cháu học sinh trên địa bàn Thủ đô về làng để trải nghiệm nghề làm nón, ông Đạt vẫn nhiệt tình truyền dạy lại cho các cháu. Với ông, đó là cách truyền nghề được xa hơn, sâu rộng hơn đến với mọi thế hệ.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động