Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Điều này được thể hiện trong câu dân gian: "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã". Ngày nay, những người thợ thủ công đang phải chật vật giữ lại những tinh hoa nghề giữa dòng chảy hội nhập.
Nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã nói chuyện nghề Về thăm làng đúc đồng Tống Xá

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn và biến động của xã hội, làng nghề Ngũ Xã vẫn tồn tại đến ngày nay. Mặc dù khó khăn, nhưng người thợ thủ công của làng nghề Ngũ Xã luôn đau đáu làm sao giữ được nghề đã có hơn 400 năm lịch sử của đất Thăng Long.

Những tác phẩm tinh xảo vẫn còn trường tồn từ Nam ra Bắc và trên khắp mọi miền. Những người nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã đã có nhiều công trình nghệ thuật mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, được Nhà nước công nhận trong suốt chiều dài 400 năm lịch sử. Đó là niềm tự hào, là động lực của thế hệ con cháu có trách nhiệm gìn giữ và phát triển làng nghề.

Các tác phẩm nghệ thuật đúc đồng Ngũ Xã đã góp phần duy trì những giá trị tinh thần đời sống nhân dân Việt nhớ về tổ tiên, hướng về cội nguồn, đời sống tâm linh.

Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã
Các sản phẩm đồng Ngũ Xã đã phải trải qua bao thăng trầm cùng thời gian vẫn luôn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng kỹ thuật mà không một xưởng đúc nào trong cả nước sánh kịp. (Ảnh: Bảo Thoa)

Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã đã đóng góp được nhiều công trình, tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu như Pho tượng Đức Phật A Di Đà nặng 14 tấn tại Chùa Ngũ Xã được Nhà nước công nhận là tác phẩm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Tượng Trấn Vũ được đặt tại Đền Quán Thánh một trong Tứ trấn của đất Thăng Long - Hà Nội.

Ngoài ra, còn rất nhiều pho tượng được đặt ở các địa danh quan trọng trải dài khắp đất nước, như quả chuông đồng 6 tấn tại Ngã 3 Đồng Lộc, pho tượng đồng đặt tại Chùa Ngọa Vân Yên Tử linh thiêng…

Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã nằm ở quận Ba Đình, 1 trong 4 quận trung tâm của Thủ đô, nơi đặt nhiều cơ quan quan trọng của Thủ đô và đất nước, cũng là quận có nhiều công trình văn hóa lịch sử.

Những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội trong những năm qua, nhất là quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thần cho các cơ sở sản xuất trong làng, nên có những thời kỳ tưởng chừng như nghề không tồn tại được.

Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã
Anh Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ tại Tọa đàm "Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội". (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo anh Nguyễn Thanh Tuấn, nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã cho biết, vì là làng nghề trong phố nên diện tích đất bị thu hẹp gần như không còn. Trong làng nhiều người bỏ nghề, chuyển sang nghề khác, hiện tay còn duy nhất gia đình anh bám trụ với nghề.

“Chúng tôi tự hào là hậu duệ của làng nghề nhiều đời đúc đồng Ngũ Xã. Với lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề, chúng tôi có thể cố gắng giữ gìn và phát triển, tiếp nối, mang lại những giá trị văn hóa và đời sống tinh thần cho nhân dân.

Gia đình chúng tôi không còn đặt nặng vấn đề miếng cơm, manh áo hàng lên đầu, vì nếu như thế chúng tôi không còn nhiệt huyết giữ gìn đến tận ngày hôm nay. Chúng tôi tự hào là những người con làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, cũng là một công dân của Thủ đô văn hóa. Chúng tôi quyết tâm biến nơi đây thành nơi bảo tồn nghề quý”, anh Tuấn chia sẻ.

Đồng thời, chia sẻ nguyện vọng của gia đình, anh Tuấn cũng khẳng định, gia đình anh muốn động viên, khuyến khích những người trẻ hiện nay có lòng yêu nghề đúc đồng có thể đến học hỏi.

“Chúng tôi đồng lòng, quyết tâm biến gia đình thành một cơ sở đào tạo nghề đúc đồng cho người trẻ từ khắp các tỉnh thành về học tập, trở thành những nghệ nhân tương lai. Đối với Hà Nội, bên cạnh việc phát triển và hội nhập văn hóa vẫn còn phải giữ gìn bản sắc riêng, đặc biệt là những nghề tiêu biểu gắn liền với Thủ đô.

Chúng tôi mong muốn về phía chính quyền các cấp luôn quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để làng nghề không bị mai một và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội”, anh Tuấn nói.

Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã
Thuở ban đầu, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. (Ảnh: Bảo Thoa)

Ngược dòng lịch sử có thể thấy, thuở ban đầu, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. Theo thời gian, nghề đúc ngày càng phát triển, các nghệ nhân tài hoa có đầu óc sáng tạo, cùng những người thợ có tay nghề cao đã đúc các đồ dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân như mâm, nồi, chậu đồng... đồng thời đúc một số đồ thờ cúng như tượng Phật, bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng.

Các sản phẩm đồng Ngũ Xã làm ra đã phải trải qua bao thăng trầm cùng thời gian vẫn luôn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng kỹ thuật mà không một xưởng đúc nào trong cả nước sánh kịp.

Thành công của người thợ Ngũ Xã khi tiến hành đúc các sản phẩm bằng đồng trong quá khứ cũng như hiện tại là do bản năng thông minh sáng tạo với đôi mắt tinh tường, chuẩn xác và bàn tay khéo léo, cùng đức tính cẩn trọng và kinh nghiệm nghề đã tạo nên những tác phẩm kỳ vĩ. Điều đó đã khẳng định tài năng đặc biệt của các nghệ nhân và thợ thủ công đúc đồng Ngũ Xã.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nghề đúc đồng Ngũ Xã cũng như các nghề thủ công truyền thống khác ở Hà Nội đang đứng trước rất nhiều thách như: Sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp, thiếu nguồn nhân lực kế thừa ở các làng nghề, vấn đề nguyên liệu, sản phẩm, giá thành cao, marketing và thị trường tiêu thụ hạn chế,...

Nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của Thủ đô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, có giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải, Thủ môn xuất sắc nhất giải...
Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Khoảng 10h ngày 22/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khách sạn trong ngõ Trạm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đáng chú ý, vụ cháy sát bên trường tiểu học nên phải sơ tán học sinh ra ngoài.

Tin khác

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động