Nghệ sĩ Hà Nội kể về những điều kiêng cữ của Tết phố cổ

Phố cổ Hà Nội được xem là nơi duy trì đậm đặc nhất những nét văn hoá truyền thống của xứ kinh kỳ. Nơi đây, vào mỗi dịp Tết vẫn còn giữ được những nét kiêng cữ rất riêng và thế hệ này nối tiếp thế hệ kia giữ gìn những nếp văn hoá đó.
nghe si ha noi ke ve nhung dieu kieng cu cua tet pho co Không tổ chức phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, phố cổ dịp Tết
nghe si ha noi ke ve nhung dieu kieng cu cua tet pho co Nhộn nhịp chợ hoa phố cổ

NSND Hoàng Dũng kể, nhà anh ở phố Hàng Đường là một trong những phố cổ của Hà Nội nên từ nhỏ anh đã chứng kiến được rất nhiều tập tục đón Tết của cư dân phố cổ.

Nam nghệ sĩ kể, năm anh 15 tuổi thì mẹ anh qua đời. Mẹ anh qua đời vào dịp gần Tết nên cả cái Tết đó không đi đâu được. Thậm chí, không được phép đến nhà ai chơi. Anh toàn phải ra đứng ở cửa xem mọi người đi chơi Tết và hóng bạn bè đến nhà mình chơi. Đó là kỷ niệm nhớ nhất mà mỗi khi nhắc lại anh vẫn còn nguyên cảm giác. Đến bây giờ, tập tục đó vẫn còn trong phố cổ và nhiều vùng quê Việt Nam khác.

nghe si ha noi ke ve nhung dieu kieng cu cua tet pho co
Gia đình NSND Hoàng Dũng sum vầy trong ngày Tết.

Ngoài ra, bình thường phố cổ rất sầm uất nhưng đến ngày mồng 1, mồng 2… tất cả mọi nhà đều đóng cửa, phố xá sạch sẽ, im ắng, đẹp đẽ. Và nhà nào mở hàng sớm là sẽ rất bị ghét vì làm mất cả giác Tết. Ngày xưa ai cũng muốn Tết kéo dài đến hết ngày mồng 10.

Cho đến nay, khu phố cổ vẫn duy trì tập tục chọn người xông đất hoặc mở hàng lấy may đầu năm. Ngoài ra, trong những ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3… người ta không quét nhà. Nếu nhiều rác quá thì quét vun vào một góc chứ không quét ngay. Tuy nhiên, ngày nay, tập tục đó cũng đã có phần thay đổi vì nếu nhà đông khách khó lòng tránh được lượng rác thải ra.

“Ngày xưa, vào 3 ngày tết, cả vợ cả chồng con cái phải đến thăm ông chú bà cô lớn tuổi trong họ hàng. Nếu không đến là sẽ bị trách mắng vì không biết trên biết dưới. Nhưng ngày nay nếu con cái mình bận thì không nhất thiết đến cùng bộ mẹ mà có thể đến sau miễn vẫn nhớ tới ông bà. Tôi cho đó là một nét văn hoá rất hay, nó cho thấy những giá trị văn hoá truyền thống chưa hề mai một”, NSND Hoàng Dũng nhấn mạnh.

NSƯT Đức Hùng cho biết, nhà anh gốc ở phố Hàng Đậu nên nói đến những điều cấm kỵ của Tết phố cổ Hà Nội thì anh nhớ rất nhiều. Ngày xưa, ông bà, bố mẹ… anh căn dặn sáng mồng 1 Tết không được chặt gà, không được có tiếng động vì như thế sẽ bị động thổ.

nghe si ha noi ke ve nhung dieu kieng cu cua tet pho co
Gia đình nghệ sĩ Đức Hùng du xuân đêm giao thừa.

“Tôi vẫn nhớ, ngày xưa sau khi cúng giao thừa xong, mẹ tôi cầm kéo cắt gà chứ không đặt lên thớt dùng dao chặt. Rồi đêm giao thừa mà đi chơi thì bao giờ trong người cũng phải có một bao diêm để tạo lửa trong người và để cơ thể ấm. Ngoài ra, sáng mồng 1 cố gắng mặc đồ đỏ để cả năm được may mắn, son đỏ. Ba ngày Tết tuyệt nhiên không được quét rác.

Và khi thắp hương phải thắp tay trái chứ không được thắp tay phải. Nén hương phải cắm vào chính giữa bát hương, không được xô lệch, xiên xẹo… Sau đêm giao thừa, mẹ tôi cũng hối thúc chúng tôi khai bút để lấy may đầu năm. Có thể viết một bài thơ hoặc một đoạn văn nào đó theo ý của mình. Rồi tuyệt đối không được cãi nhau, tranh to tiếng trong 3 ngày đầu năm. Đó là những điều kiêng kỵ mà đến bây giờ nhà tôi vẫn duy trì theo nếp đó”, NSƯT Đức Hùng kể.

Theo NSƯT Đức Hùng, cho đến bây giờ, nhiều nhà ở khu phố cổ vẫn chọn người hợp tuổi xông nhà và thường chọn đàn ông.

nghe si ha noi ke ve nhung dieu kieng cu cua tet pho co
Nghệ sĩ Đức Hùng vẫn luôn dạy các con thắp hương bằng tay trái như những gì ông cha truyền lại.

“Nhiều năm qua tôi truyền lại nếp nhà đó cho các con tôi. Nhiều người bảo các con tôi bị già trước tuổi và các bạn ấy cũng nhận mình như thế. Đặc biệt, vào ngày Tết, hai cô ấy thích lễ bái và thắp hương bao giờ cũng thắp tay trái. Đi đâu các cô ấy cũng khấn bái rất chuyên nghiệp và biết lễ tạ nếu lời khấn nguyện của mình thành sự thật. Tôi không hiểu sao các bạn ấy lại có thể ngấm được những điều đó một cách sâu sắc đến vậy”, NSƯT Đức Hùng bày tỏ thêm.

Theo Hà Tùng Long/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động