Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch

(LĐTĐ) Sáng nay (17/11) Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cùng Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp Công ty Cổ phần Nghệ thuật sáng tạo Ong Vàng tổ chức Hội thảo khoa học “Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch”.
Không gian công cộng phải thật sự dành cho chính người dân Để Hà Nội luôn xanh và đáng sống Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết: Nghệ thuật công cộng là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây một phần bởi nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội đáng sống, hình thành nên những công dân biết yêu cái đẹp, hướng đến tính thiện và chia sẻ yêu thương. Phần khác là bởi các không gian công cộng chính là điểm nhấn của một đô thị, tôn vinh giá trị chính trị, văn hóa và đặc biệt là lợi ích thiết thực về kinh tế.

Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch
Toàn cảnh Hội thảo "Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch"

Hội thảo là diễn đàn kết nối, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với mục đích giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa văn hóa nghệ thuật và kinh tế nói chung, nghệ thuật công cộng và tính hấp dẫn của điểm đến nói riêng.

Chia sẻ với chủ đề “Thực trạng mỹ thuật công cộng ở Việt Nam gắn kết với du lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tiên – Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay thẩm mỹ không gian công cộng ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, đang là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội và giới chuyên môn. Cụ thể, các tác phẩm mỹ thuật hoành tráng, mỹ thuật trang trí kiến trúc, công viên, đường phố phần lớn chưa phù hợp với không gian điểm đặt, chất lượng nghệ thuật không cao và chưa tạo thành những điểm nhấn, biểu tượng cho trung tâm đô thi hay tạo nên thẩm mỹ cho các công trình công cộng;

Các bảng hiệu quảng cáo, tranh cổ động, trang trí các công trình kiến trúc, bích họa đường phố, hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng, thiết bị vui chơi ở các công viên bố trí chưa hợp lý, thiếu thẩm mỹ… đang có những ảnh hưởng không tốt đối với thẩm mỹ môi trường công cộng, cảnh quan đô thị, khu vui chơi giải trí, khu di tích lịch sử, văn hóa ….và không có sự tương đồng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hiện nay cả nước có hơn 500 công trình mỹ thuật hoành tráng và chủ yếu là điêu khắc lớn nhỏ được phân bố đều ở khắp nơi và hầu như ở các địa phương, tỉnh, thành phố nào cũng có. Cũng như quy hoạch đô thị, nhà nước cần có chính sách quy định cụ thể về sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan quy hoạch, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa… trong quá trình thiết kế và quản lý không gian văn hóa cảnh quan công cộng.

Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch
Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) chia sẻ về dự án Không gian công cộng phố đi bộ Phùng Hưng

Ở một khía cạnh khác liên quan đến nghệ thuật công cộng, Tiến sĩ Trịnh Lê Anh – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch. Bản thân di sản văn hóa không phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa cần được phát triển sao cho sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm văn hóa của khách du lịch. Để hiện thực hóa tiềm năng của một tài sản di sản, tài sản đó cần được chuyển đổi và phát triển thành một sản phẩm có thể tiêu thụ một cách rõ ràng bởi du khách.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh đưa ra giải pháp về việc chuyển đổi này, dựa trên các phân tích và đánh giá về các loại hình diễn xướng dân gian như chèo, quan họ, chầu văn, xẩm, ca trù, xoan, tuồng, trống quân, bài chòi, cải lương… có thể trở thành nghệ thuật công cộng và phục vụ phát triển du lịch. “Để có thể tối ưu hóa, đa dạng hóa các mô hình nghệ thuật công cộng diễn xướng dân gian cần phải nghiên cứu và thử nghiệm các thay đổi, sáng tạo về không gian, trình diễn, nội dung theo hướng gia tăng tính linh hoạt, tính động trong biểu diễn, sự dễ dàng thẩm nhận về mặt trực giác, tính tương tác giữa người biểu diễn, phục trang, đạo cụ với người thường thức của diễn xướng dân gian, chú ý đến nhưng giới hạn của sự thay đổi, sáng tạo đó”, Tiến sĩ Trịnh Lê Anh đưa ra giải pháp.

Phương hướng nào để nghệ thuật công cộng gắn kết các điểm đến du lịch? đó là vấn đề mà các nhà khoa học, các nhà văn hóa đưa ra thảo luận. Xuất phát từ thực tiễn, Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã đặt ra vấn đề chất lượng đồng bộ của các dự án nghệ thuật công cộng (chất lượng nghệ thuật, môi trường cảnh quan tổng thể, ý thức văn hóa của cộng đồng) và vai trò của nó trong quyết định khả năng thu hút khách du lịch. Họa sĩ cũng nêu ra tình hình thực trạng về nhệ thuật công cộng hiện nay và các giải pháp giúp kiến tạo điểm đến du lịch, khắc phục những hạn chế và xây dựng môi trường nghệ thuật ở Hà Nội.

“Một dự án nghệ thuật công cộng khi được thực hiện thành công sẽ tạo nên các hiệu quả cộng hưởng đi kèm sau đó, không chỉ nâng cao thẩm mỹ văn hóa chung cho cộng đồng mà còn nâng cao ý thức tôn trọng các tác phẩm nghệ thuật giúp ích cho việc giáo dục nghệ thuật”, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn khẳng định.

Tại phiên toàn thể và phiên thảo luận, các đại biểu đã nêu lên các vấn đề liên quan đến thực trạng về Nghệ thuật công cộng, chủ trương chính sách, định hướng phát triển. Trong đó, các chủ đề về thành công, hạn chế của nghệ thuật công cộng tại Việt Nam hiện nay; các giải pháp để nghệ thuạt công cộng gắn kết điểm đến du lịch, cũng như những bài học kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam đặc biệt được chú trọng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: Cái đẹp trong môi trường sinh sống với nghĩa rộng là không gian cuộc sống quanh chúng ta đang sống và tồn tại với mối tổng hòa của các yếu tố: chất liệu, hình khối, màu sắc, không gian, ánh sáng… cái đẹp của sự kiến tạo môi trường sống đó tạo nên những điều kiện không gian sống cho con người được hưởng thụ, cao hơn là tạo nên mối liên kết giữa văn hóa – nghệ thuật với du lịch.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch

10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tuyến đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm thành phố về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chật kín dòng phương tiện. Các phương tiện nhích từng đoạn để di chuyển đến cổng chính của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

(LĐTĐ) Từ ngày 5/11/2024, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN của Mỹ.
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

(LĐTĐ) Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê, tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 28% so với cùng kỳ).
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/10, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã công bố Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây”.
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

(LĐTĐ) Ngày 29/10, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Du lịch Việt Nam 4.0: Khai phá tiềm năng và kết nối văn hóa”.
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 24/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Cửa Lò tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Xem thêm
Phiên bản di động