Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam được đẩy mạnh quảng bá

(LĐTĐ) Nhằm thúc đẩy sự phát triển của Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam, góp phần phát triển thị trường văn hoá, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, trao đổi tác phẩm, sản phẩm văn hoá, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt đề án Xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030.
Hà Nội phối hợp xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghệ thuật Sơn mài trình UNESCO Triển lãm giao lưu nghệ thuật sơn mài Việt Nam - Hàn Quốc

Hành trình của sơn mài Việt Nam

Nghề Sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài từ thời kỳ Văn hóa Đông Sơn đến nay và gắn liền với sự hình thành của nhiều làng nghề nổi tiếng. Từ thế kỷ XV-XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) và kỹ thuật thực hiện.

Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam được đẩy mạnh quảng bá
Nghệ thuật sơn mài mỹ thuật ứng dụng tại làng nghề Hà Nội. Ảnh: Bảo Thoa

Sơn ta trồng ở các vùng trung du phía Bắc nước ta, tập trung ở Phú Thọ nơi có kinh nghiệm nhiều năm ươm trồng và khai thác chất lượng nhựa tốt nhất. Sơn ta được người Việt sử dụng làm chất gắn kết các đồ vật bằng tre, gỗ, giấy, vải,… trang trí kiến trúc, trang trí bề mặt các đồ vật, vừa làm tăng độ bền vừa làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Chất liệu sơn ta được sử dụng cho tất cả các sản phẩm mỹ nghệ, trong cuộc sống dân gian đến cung đình, trong quá trình giao thương và trao đổi hàng hoá thủ công mỹ nghệ với các quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á hoặc các quốc gia phương Tây khác thông qua các thương cảng ở Việt Nam vào thế kỷ XVI, XVII.

Sự kết hợp giữa nghệ thuật phương Tây và chất liệu sơn ta truyền thống của Việt Nam đã đánh dấu một bước phát triển mới, đưa nghệ thuật sơn truyền thống mang đậm tính trang trí sang lĩnh vực hội họa. Sự phát triển tiếp nối mạch nguồn từ sơn ta đến sơn mài được coi là một dòng chảy không gián đoạn giữa quá khứ và hiện tại, cung cấp cho chúng ta những giá trị về lịch sử Sơn mài Việt Nam, đánh dấu sự thay đổi từ sơn mài thủ công truyền thống ở vai trò nghệ nhân, làng nghề, sản phẩm có tính công năng sang Nghệ thuật Sơn mài hiện đại trong vai trò nghệ sĩ sáng tác độc lập và mang tính thưởng ngoạn. Sự chuyển đổi này cũng thể hiện việc thay đổi của chức năng sản phẩm, mục đích sử dụng, kỹ thuật thể hiện, vai trò của chủ thể sáng tác… duy vẫn có điểm chung đó là chất liệu. Điều đó có nghĩa là cây Sơn vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất (sản phẩm thủ công mỹ nghệ) và sáng tác (tác phẩm sơn mài).

Sự chuyển tiếp từ nghệ thuật thủ công truyền thống sang nghệ thuật thưởng ngoạn thông qua kỹ thuật mài cho thấy sự truyền cảm của chất liệu trong mạch nguồn văn hoá truyền thống của cha ông, sự độc đáo và sức hấp dẫn của chất liệu khiến tranh Sơn mài Việt Nam trở nên khác biệt với mọi loại hình nghệ thuật khác, trở thành sản phẩm độc đáo của người Việt Nam phản ánh giá trị thẩm mỹ của người Việt từ trước đến nay.

Quan tâm tới sự phát triển của nghề Sơn và Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam, trong những năm gần đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Viện nghiên cứu, đơn vị đào tạo mỹ thuật, bảo tàng trong nước và các tổ chức nước ngoài đã quan tâm, tổ chức hội thảo liên quan đến nghề Sơn Việt Nam, lịch sử, thành tựu và hạn chế, giải pháp và hướng phát triển… cho thấy vai trò của nghề Sơn và Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam hiện nay.

Vì vậy, việc xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030 là điều cần thiết dựa trên cơ sở nền tảng truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam hội nhập với thị trường văn hóa quốc tế, góp phần quảng bá nghệ thuật, phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời thiết lập thói quen sử dụng của người dân trong nước và bạn bè quốc tế với các sản phẩm, tác phẩm sơn mài của Việt Nam.

Phổ biến những giá trị truyền thống

Đề án thương hiệu “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030 được Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam góp phần phát triển thị trường văn hoá, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, trao đổi tác phẩm, sản phẩm văn hoá; Góp phần chấn hưng và khẳng định giá trị của Sơn mài Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh giao lưu, chú trọng quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua việc giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm Sơn mài Việt Nam trở thành sản phẩm văn hóa, nghệ thuật góp phần xây dựng công nghiệp văn hoá.

Khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân chế tác, sáng tác các sản phẩm, tác phẩm sơn mài trở thành những sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ở trong nước và quốc tế; Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật Sơn mài Việt Nam. Tôn vinh chất liệu, người trồng cây và người làm công cụ. Tạo điều kiện, đầu tư, hỗ trợ, phát triển vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ và các vùng, làng nghề làm nguyên vật liệu để chế tác sơn mài. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về vị trí, vai trò cây Sơn; Là cơ sở đầu tư giáo dục, đổi mới chương trình đào tạo sáng tác trên chất liệu sơn mài trong các trường nghệ thuật theo hướng giữ gìn, phát huy truyền thống nghề Sơn, mở các lớp đào tạo sơn mài truyền thống. Có chính sách khuyến khích con em nghệ nhân học hỏi, duy trì nghề thuyền thống của cha ông, hạn chế sự già hoá nghệ nhân tại các làng nghề thủ công truyền thống.

Theo kế hoạch xây dựng thương hiệu “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra lộ trình cụ thể, trong đó, đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của cây Sơn và các vùng làm nguyên liệu để chế tác sơn mài. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, làng nghề và nghệ nhân, nghệ sỹ trong việc đầu tư cho sơn mài là một phần quan trọng trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm, tác phẩm sơn mài; Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân đầu tư sáng tác bằng Sơn ta truyền thống. Huy động sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến những giá trị truyền thống, giá trị thẩm mỹ, văn hóa của các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Sơn mài và Hội họa Sơn mài Việt Nam.

Bên cạnh đó, các bộ ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sản phẩm, tác phẩm “Nghệ thuật Sơn mài”; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nâng cao trình độ về sáng tác, thể hiện tác phẩm, sản phẩm sơn mài cho các họa sĩ, nghệ nhân; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; thu hút và hỗ trợ đầu tư; phát triển thị trường - Xây dựng thương hiệu Quốc gia “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam”; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tích cực tuyên truyền, phổ biến Hội họa Sơn mài và Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Sơn mài trong nước và quốc tế, đăng cai tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Sơn mài quốc tế tại Việt Nam với sự tham gia của các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động