Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội |
Đất đai với người dân như máu với thịt. Trong đêm đen nô lệ, mục tiêu của Đảng là “Đánh đuổi thực dân, đế quốc giải phóng dân tộc; đánh đổ phong kiến người cày có ruộng”. Nghe theo lời hiệu triệu của Đảng cả dân tộc đã nhất tề đứng lên làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 giành độc lập về cho đất nước. Nước nhà được độc lập, người cày có ruộng để sản xuất…
Bước sang thời kỳ đổi mới, khi đất đai trở thành "hàng hóa đặc biệt", cùng với các cơ chế, chính sách quản lý vốn còn tồn tại không ít bất cập, chưa đồng bộ; trong khi một số cấp chính quyền còn lỏng lẻo công tác quản lý Nhà nước dẫn đến tiêu cực, lãng phí, không phát huy được giá trị của đất đai... Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, những năm trước đất đai là lĩnh vực có khiếu nại; khiếu kiện vượt cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bàn về chính sách đất đai. (Ảnh: TTXVN) |
Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, liên quan đến tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai (Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tôi đã nhiều lần nhắc lại câu nói của Các Mác rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải vật chất”. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh thêm rằng, "nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em vì đất... Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai".
Từ đó, đồng chí Tổng Bí thư đánh giá: "Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.
Đồng thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm rõ: Nội dung của Nghị quyết đã được thể chế hoá như thế nào? Những điểm gì thể chế hoá đúng, điểm gì chưa đúng? Những quan điểm, yêu cầu quan trọng nào của Nghị quyết chưa được thể chế hoá hoặc chưa được thực hiện một cách nghiêm túc? Tình hình thực hiện trong thực tế như thế nào? Những chủ trương, chính sách nào cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh?... Đặc biệt, tập trung chỉ rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?... Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?...
Với việc BCH Trung ương ban hành Nghị quyết số 18 và Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ khắc phục những bất cập về quản nguồn lực đất đai, để đất đai ngày càng phát huy hiệu quả. (Ảnh minh họa) |
Từ Hội nghị này, thay mặt BCH Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong đó, nhấn mạnh về thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí…
Như một “công tắc”, sau khi Nghị quyết số 18 được ban hành, trên khắp mọi miền đất nước về cơ bản không còn diễn ra tình trạng doanh nghiệp tự ý đến địa phương tìm dự án và làm trái với quy trình; các địa phương cũng không dám cấp phép “cẩu thả”; việc thu hồi đất một số nơi chưa đúng bị dừng lại. Người dân cảm nhận rõ bầu không khí mới tươi sáng hơn và càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực đất đai. Khi tiếp xúc với người viết, người dân và cả lãnh đạo quản lý đều nhận định: Nghị quyết đã đưa ra những đổi mới mang tính dẫn đường, làm cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật đất đai chặt chẽ, đồng bộ. Nghị quyết cũng đã kịp thời chấn chỉnh lại những bất cập trong quản lý đất đai, đặc biệt là với thị trường bất động sản.
Có thể khẳng định, Nghị quyết số 18 có vai trò to lớn trong tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; mang tính đột phá, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Cụ thể hóa Nghị quyết số 18 của Trương ương, ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/8/2024. Hy vọng, việc Quốc hội thông qua dự án Luật này cùng với việc Chính phủ sẽ ban hành các nghị định thi hành luật sẽ tạo ra cơ chế, hành lang pháp lý để quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai một cách hiệu quả nhất; khắc phục cơ bản, triệt để những bất cập về đất đai như thời gian qua.
Ngày 1/8 năm nay, Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ có hiệu lực, Nghị quyết 18 tiếp tục đi vào cuộc sống. Tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những gì mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại, chúng ta sẽ phát huy nguồn lực đất đai một cách hiệu quả nhất, công bằng nhất!
Bài viết cùng chủ đề
Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25