Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, trong khi doanh nghiệp rao tuyển hàng chục nghìn chỉ tiêu việc làm thì tỷ lệ người lao động đến các khu công nghiêp - khu chế xuất (KCN-KCX) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tìm kiếm cơ hội việc làm lại thưa thớt. Nghịch lý cung - cầu lao động đã và đang diễn ra tại trung tâm đô thị lớn nhất các tỉnh phía Nam.
TP.HCM cần 52.000 lao động sau Tết Nguyên đán Doanh nghiệp tại Bình Dương cần tuyển gần 24.000 lao động sau Tết Đồng Nai: Hơn 82% người lao động quay trở lại làm việc sau Tết
Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
KCX Tân Thuận, quận 7 là một trong những KCX quy mô nhất của TP.HCM. Bảng tuyển dụng lao động đăng tải hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng lao động nhưng thực tế người đến tìm hiểu thông tin lại rất thưa thớt. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho thấy, sau Tết Nguyên đán 2024 nhu cầu tuyển dụng lao động tại các KCN-KCX trên địa bàn Thành phố là 52.000 lao động. Thế nhưng thực tế có rất ít người lao động đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, ngay cả các công ty hoạt động tại các KCN-KCX, dù trước đó đã có một lượng lớn công nhân lao động bị mất việc làm.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 22/2, khoảng 2 tiếng quan sát, phóng viên Báo Lao động Thủ đô chỉ ghi nhận chưa đến 10 người “dừng xe” và đến tìm hiểu thông tin tại Bảng tuyển dụng tại KCX Tân Thuận. Thậm chí, có người lướt qua thông tin rồi lặng lẽ rời đi. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Anh Nguyễn Tấn Tài, quê Nghệ An cho biết: Mức lương tăng ca mà các doanh nghiệp mời chào cũng chỉ nhỉnh hơn việc chạy xe grab từ 1-2 triệu đồng, trong khi lại phải làm kín thời gian. Chạy xe grab chủ động hơn về thời gian, có thể làm thêm nghề khác. Vì thế bản thân đang cân nhắc việc có nên làm công nhân ở công ty tiếp hay không, dù hiện tại anh đang thất nghiệp do công ty cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Tại KCX Tân Thuận, Công ty Tai Việt treo băng rôn với khẩu hiệu hấp dẫn “Hoan nghênh các bạn đến kiếm tiền”. Kèm với đó là các cam kết về chính sách đào tạo nghề miễn phí, công nhân được tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, hỗ trợ đi lại, xăng xe, nhà ở, con học mầm non, tiểu học, mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên vẫn ít người lao động đến tìm hiểu. (Ảnh chụp ngày 22/2).

“Bạn tôi trước cùng làm công ty đã về quê ăn Tết, đến nay chưa vào lại. Một bộ phận sẽ trở lại TP.HCM sau Rằm Tháng Giêng, một số quyết định ở lại quê làm công nhân, dù thấp hơn 2-3 triệu đồng so với làm ở TP.HCM nhưng được gần nhà, chi phí rẻ, khả năng tích lũy cao hơn. Cũng có người dự tính sẽ chuyển về Đồng Nai, Bình Dương, Long An tìm kiếm công việc phù hợp hơn". Anh Nguyễn Tấn Tài chia sẻ thêm.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Cạnh đó, Công ty TNHH Star Elec bố trí bảng tuyển dụng chỉ tiêu lao động ngành cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, lao động phổ thông nhưng vẫn không có người đến xem. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Theo một số chuyên giao về lĩnh vực lao động, đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu, gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, đã tạo ra dòng dịch chuyển lao động từ các đô thị lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về các địa phương đang “trỗi dậy”, các khu công nghiệp mới như: Bình Phước, Tây Ninh hoặc xa hơn là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Công ty TNHH StrongMan Always rao tuyển 300 chỉ tiêu lao động. Tuy nhiên trong suốt buổi sáng ngày 22/2 không có người lao động nào đến tìm hiểu. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Dù thu nhập tại các địa phương này thấp hơn các đô thị lớn nhưng điều kiện làm việc gần nhà, chi phí sinh hoạt rẻ và khả năng tích lũy đồng lương cao hơn, đang khiến nhiều người lao động “tính toán lại” việc lựa chọn công việc. Điều này cũng lí giải nguyên nhân có một tỷ lệ người lao động mất việc bắt đầu "kém mặn mà" quay lại các đô thị lớn.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Công ty TNHH Daesung TS tại KCN Tân Thới Hiệp, quận 12 tuyển 35 chỉ tiêu về kỹ sư cơ khí chế tạo máy, điện công nghiệp, thợ phay – điện, hàn, mộc, bảo trì máy. Tuy nhiên nghịch lý là không có người đến xem. (Ảnh chụp ngày 23/2).

Tại quận 12, từ giữa năm 2023, một số doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tân Thới Hiệp (phường Hiệp Thành) phải đóng cửa, di dời. Bước vào đầu năm 2024, một số tín hiệu vui đã trở lại khi có một vài doanh nghiệp rao tuyển lao động do có thêm đơn hàng.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Có vẻ “đông đúc” lượng người đến tìm hiểu việc làm là Công ty TNHH Nobland Việt Nam khi rao tuyển nhiều chỉ tiêu việc làm với mức thu nhập từ 8 – 12 triệu đồng/người/tháng. (Ảnh chụp ngày 20/2).

Tuy nhiên số người đến tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ tìm kiếm việc làm mới chưa sôi động. Nhìn chung bức tranh tìm kiếm việc làm chưa thực sự náo nhiệt.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Cũng với bảng tuyển dụng của Công ty TNHH Nobland ở trị ví đó, trong sáng 23/2 lại không có người lao động nào đến tìm hiểu cơ hội việc làm. (Ảnh chụp ngày 23/2).

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM: Tổng số lao động làm việc trong KCN-KCX, khu công nghệ cao là gần 300.000 người/2,54 triệu lao động trong các doanh nghiêp trên địa bàn Thành phố. Nhu cầu lao động sau Tết Nguyên đán năm 2024 khoảng 52.000 chỗ làm việc, tập trung vào thương mại – dịch vụ (chiếm 70,56%), công nghiệp – xây dựng (28,66%). Riêng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM đã tiếp nhận thông tin tuyển dụng của 102 doanh nghiệp với tổng nhu cầu gần 19.300 vị trí, tập trung chủ yếu vào ngành da giày, may mặc (42,76%), lao động phổ thông (12,15%)…
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đặc biệt, LĐLĐ thị xã cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, từ đó đưa các phong trào và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đi vào chiều sâu.
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy Phúc Thọ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

(LĐTĐ) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.

Tin khác

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Xem thêm
Phiên bản di động