Nghịch lý trong giãn cách xã hội, xe nhập khẩu vẫn tăng hơn 100%?
Ô tô nhập giá chưa đến 100 triệu, xe nội trước tình thế sống còn Ô tô nhập khẩu bất ngờ giảm mạnh |
Cụ thể, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2021, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về nước ước đạt 14.407 xe, với giá trị kim ngạch đạt hơn 290,85 triệu USD. Nếu tính trung bình mỗi xe ô tô được nhập về Việt Nam trong tháng 7/2021 có giá trị khoảng 20.100 USD (tương đương khoảng 460 triệu đồng).
So với tháng 6/2021, số lượng ô tô nhập khẩu giảm 5,9%, giảm 13,3% về giá trị kim ngạch (tháng 6/2021 là 15.316 xe, đạt 335 triệu USD).
Tuy nhiên, nếu tính tổng 7 tháng của năm 2021, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 95.525 chiếc, tổng kim ngạch hơn 2,1 tỷ USD, tăng 111,2% về lượng và tăng 107,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
7 tháng của năm 2021, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 95.525 chiếc, tổng kim ngạch hơn 2,1 tỷ USD, tăng 111,2% về lượng |
Theo Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về Việt Nam có mã số HS phần lớn từ các thị trường miễn giảm thuế, chủng loại chủ yếu là xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi giá rẻ từ Indonesia, Thái Lan. Hai thị trường này chiếm đến 80% tổng lượng xe con nguyên chiếc nhập khẩu.
Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số ô tô của các hãng thành viên bán được lên tới 166.516 xe trong 7 tháng của 2021, tăng 27% so với cùng kì năm ngoái, cho thấy sự phục hồi của thị trường trong nước. Trong đó, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 15% trong khi xe nhập khẩu tăng 47% so với cùng kì năm ngoái.
Trong khi đó, TC Motor cũng bán ra tổng cộng 38.066 xe ô tô Hyundai và VinFast công bố doanh số xe đạt 19.720 xe trong 7 tháng của năm 2021. Nhờ vậy, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ tổng cộng khoảng 224.302 xe. Tuy nhiên, con số này cũng chưa phản ánh hết được toàn cảnh của thị trường vì có nhiều đơn vị kinh doanh, phân phối xe không cung cấp số liệu bán hàng.
Biểu đồ so sánh doanh số năm 2020 và 2021 của toàn thị trường ô tô theo nguồn gốc. (Xanh: Xe lắp ráp trong nước: Đỏ: Xe nhập khẩu). |
Nhưng, theo giới kinh doanh xe nhập khẩu chia sẻ, việc lượng xe nhập khẩu về nước từ đầu năm đến hết tháng 7/2021 tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái dù vướng dịch Covid-19 là vì sản lượng xe nhập thường được các hãng lên kế hoạch ít nhất là 6 tháng đến 1 năm trước đó. Vì vậy, đây là con số đã được xác định trước đó và không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố biến động khách quan của từng thị trường vào thời gian xe cập bến.
Theo đại diện truyền thông của Ford Việt Nam, năm 2020 số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam giảm là do nguồn cung của thị trường bị đứt gãy bởi dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu; nhiều nhà máy lắp ráp xe tại nước ngoài phải đóng cửa do thiếu công nhân, thiếu linh kiện… Tuy nhiên, sang năm 2021, tình hình được kiểm soát và nguồn cung đã trở lại bình thường, các nhà máy cũng hoạt động trở lại nên nguồn cung đã ổn định và đáp ứng đủ.
Cũng theo đại diện truyền thông của Ford Việt Nam, thông thường mỗi hãng sẽ có định lượng và kế hoạch riêng cho từng loại sản phẩm tùy vào việc khảo sát thị trường của hãng đó để đưa ra các con số cho mỗi năm. Việc số lượng xe nhập hàng tháng, quý của mỗi hãng xe đều đã được tính toán, khảo sát và lên kế hoạch đặt hàng từ nhiều tháng trước. Từ đó, các đơn vị cúng ứng sản phẩm ở nước ngoài sẽ theo đơn đặt hàng như vậy để cung cấp. Nên dù thị trường trong nước có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan tác động thì số lượng xe vẫn sẽ không thể thay đổi.
Ford Việt Nam đang phân phối dòng xe nhập khẩu: Everest và Explorer |
“Hiện tại thị trường ô tô Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương phải giãn cách, các đại lý xe phải đóng cửa… khiến doanh số bán hàng giảm sút trong những tháng qua. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tới việc xe nhập khẩu về nước do đơn đặt hàng đã được đặt từ trước.
Đồng thời, việc nhập khẩu xe hiện vẫn diễn ra bình thường, các lô hàng nhập khẩu không bị ách tắc hay ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên xe luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng” – đại diện truyền thông Ford Việt Nam chia sẻ.
Chia sẻ thêm về vấn đề nhập khẩu xe, chị Hương Ly - đại diện truyền thông Phú Thái Mobility - Nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng duy nhất Land Rover tại Việt Nam cho biết, mỗi hãng đều có những định mức bán xe hàng năm và con số đó được thị trường khu vực ấn định cho từng thị trường cụ thể. Sau đó, mỗi thị trường sẽ có những khảo sát để lựa chọn phương án, đồng ý hay không đồng ý với định mức đó? Con số cuối cùng sẽ do hai bên bàn bạc, tuy nhiên, việc đó phải thực hiện trước cả năm, chứ không thể điều chỉnh hàng tháng như xe lắp ráp trong nước.
“Hiện tại chúng tôi có hai phương thức nhập khẩu xe, đầu tiên là lượng xe cố định đã được hoạch định từ trước và sẽ về nước theo kế hoạch định sẵn. Thứ hai là xe đặt hàng, lượng xe này thường ít hơn và khách hàng cũng phải chờ đợi lâu hơn do không có sẵn. Do đó, dù thị trường trong nước có biến động thì lượng xe nhập hàng tháng, quý của mỗi hãng sẽ không có quá nhiều biến động tùy vào chính sách, cơ chế mỗi đơn vị. Các hãng phân phối xe nhập khẩu không thể thấy thị trường bán được nhiều mà tăng lượng xe hay thấy bán chậm mà giảm đi theo từng tháng” – chị Ly cho biết.
Các nhà kinh doanh xe nhập khẩu không thể điều chỉnh được sản lượng xe một cách nhanh chóng mà cần có kế hoạch trước hàng tháng. |
Cũng theo đại diện nhiều hãng phân phối các dòng xe nhập khẩu tại Việt Nam, cái khó của những nhà phân phối và bán xe nhập khẩu là không thể điều chỉnh số lượng xe mỗi tháng khi có biến động của thị trường. Nên dù hiện tại thị trường trong nước đang có nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng số lượng xe cấp bến các đơn vị vẫn phải nhận mà không thể từ chối. Chỉ có cách là thúc đẩy bán hàng để tiêu thụ đảm bảo doanh số. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước có thể chủ động điều chỉnh được sản lượng hàng tháng nếu như thị trường gặp khó khăn.
Nhưng hiện tại, tác động của đại dịch Covid-19 và việc giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang khiến cho toàn thị trường ô tô gặp nhiều khó khăn. Doanh số bán hàng của toàn thị trường đều giảm sút trong những tháng gần đây.
Cụ thể, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 7/2021, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 16.035 xe, giảm 32% so với tháng 6/2021, nhưng tăng 33% so với tháng 7/2020.
Trong đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 9.024 xe, giảm 32% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 7.011 xe, giảm 31% so với tháng 6/2021.
Giới chuyên gia cũng dự đoán, nếu tình trạng dịch Covid-19 vẫn phức tạp thì doanh số chung của toàn thị trường ô tô trong thời gian tới sẽ có thể tiếp tục giảm. Đặc biệt, tình trạng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và giãn cách xã hội tại TP HCM, một số tính phía Nam sẽ khiến doanh số nhiều hãng xe giảm sút. Vì có tới 55% sản lượng bán hàng của nhiều hãng nằm ở phía Nam (đặc biệt là TP HCM), các tỉnh thành khác phía Bắc và Trung chỉ chiếm 45%.
Ngoài ra, tháng 8/2021 rơi vào tháng 7 âm lịch - đây là thời điểm theo quan niệm của nhiều người Việt sẽ hạn chế mua bán, giao dịch những tài sản giá trị. Và ô tô cũng thuộc nhóm bị kiêng trong thời gian này. Vì vậy, yếu tố này cũng sẽ tác động không nhỏ tới kết quả bán hàng chung của thị trường ô tô trong tháng 8/2021./.
Trước những khó khăn của thị trường ô tô gặp phải bởi dịch Covid-19, mới đây, nhiều hãng xe trong nước và nhập khẩu cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô để kích cầu tiêu dùng. Hiện, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5586/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc Công ty Cổ phần Thành Công Motor Việt Nam kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của Công ty Thành Công Motor Việt Nam, đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước ở bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021. Tuy nhiên, trước đó, Bộ Tài chính đã có ý kiến bác đề xuất này của các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô./. |
Theo Gia Linh/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Xe cứu hỏa điện đột phá như đến từ tương lai
Ô tô 12/11/2024 14:57
Ford Việt Nam triển khai “Đại tiệc sale” với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong tháng 11
Ô tô 08/11/2024 15:02
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe sang Thái Lan
Ô tô 29/10/2024 21:53
Ford Ranger: Biểu tượng của sức mạnh vượt trội, cùng khách hàng chinh phục mọi thử thách
Ô tô 29/10/2024 14:32
Ford Ranger - Người bạn đồng hành lý tưởng trong công việc
Ô tô 28/10/2024 12:33
Cơ hội sở hữu SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Ô tô 25/10/2024 12:22
OMODA & JAECOO Việt Nam được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Ô tô 22/10/2024 20:02
ICAR giới thiệu dòng camera hành trình Ellicam mới
Ô tô 13/10/2024 07:17
Hyundai Tucson mới chính thức giới thiệu tại Việt Nam
Ô tô 12/10/2024 21:02
Mạng lưới siêu nhà máy sản xuất toàn cầu của Chery
Ô tô 24/09/2024 16:03