Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô:

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”

(LĐTĐ) Ngày 11/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.
Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua đại dịch Covid-19 Nâng cấp Đảng bộ Cục Thuế: Khẳng định vai trò của Đảng bộ trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính UBND Thành phố tới điểm cầu các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn chủ trì Hội thảo.

Nghiên cứu khai thác trục sông Hồng làm trục xanh trung tâm

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (gọi tắt là QHC 1259), đến nay đã thực hiện được gần 10 năm.

Quá trình triển khai cụ thể hoá QHC 1259 được duyệt đã đạt kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc. Trên cơ sở báo cáo của UBND thành phố Hà Nội và ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có chấp thuận chủ trương giao nhiệm vụ UBND Thành phố tổ chức lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với ba nhiệm vụ cơ bản: Rà soát, đánh giá điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 25/5/2021 về triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố tổ chức Hội thảo khoa học nhằm lấy ý kiến phản biện, góp ý của Bộ ngành, địa phương, các hội nghề nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học cho các báo cáo này. Qua đó, các đơn vị thực hiện sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện, xây dựng báo cáo rà soát, kiến nghị, đề xuất những định hướng cần quan tâm giải quyết trong quá trình triển khai điều chỉnh tổng thể QHC 1259 trong thời gian sắp tới.

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn phát biểu tại buổi Hội thảo.

Báo cáo tóm tắt về rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, mục tiêu việc rà soát, đánh giá tình hình 10 năm thực hiện QHC 1259 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là để rút ra bài học cần thiết làm cơ sở cho việc định hướng Điều chỉnh tổng thể QHC 1259.

Một số nội dung của QHC 1259 đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội sơ bộ rà soát, đánh giá gồm: Liên kết vùng; Tầm nhìn, mục tiêu và quan điểm điều chỉnh quy hoạch; Định hướng phát triển không gian; Quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng; Quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội; Định hướng bảo tồn di sản; Hạ tầng kỹ thuật; Quy hoạch không gian ngầm khu vực đô thị trung tâm; Quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ...

Tại Hội thảo, báo cáo định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết: Trên cơ sở các nội dung rà soát, đánh giá của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, có 8 vấn đề cần giải quyết tại định hướng nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Trong đó, các vấn đề cần giải quyết đó là: Hạn chế tăng dân số tại khu vực nội đô. Trong đó, khu vực nội đô lịch sử tiếp tục kiên định với chủ trương giảm dân số; khu vực nội đô mở rộng không tăng thêm dân số; bổ sung dân số cho khu vực Bắc sông Hồng và đông Vành đai 4 để khai thác, sử dụng đất được hiệu quả hơn. Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “thành phố trong thành phố” tại khu vực phía Bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); phía Tây (thành phố mới Hòa Lạc) và một số “thị xã trong thành phố”.

Các thị xã mới dựa trên cấu trúc đô thị của QHC 1259 được xác định bởi hạt nhân là các đô thị vệ tinh như Xuân Mai (đô thị loại II), Phú Xuyên (đô thị loại III). Nghiên cứu khả năng khai thác trục sông Hồng làm trục xanh trung tâm, theo hướng phát triển cân đối không gian hai bên sông Hồng và nghiên cứu khả năng phát triển khu vực phía bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ. Rà soát hoàn chỉnh mô hình và lộ trình phát triển các đô thị vệ tinh để có kế hoạch tập trung nguồn lực đầu tư theo thứ tự ưu tiên. Nghiên cứu điều chỉnh kết cấu đồng bộ hạ tầng giao thông đô thị, nghiên cứu khả năng bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô đặt tại Hà Nội...

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”
Toàn cảnh Hội thảo “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.

Cần có lộ trình huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn thể nhân dân

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia đã có những đóng góp xác đáng, tâm huyết vào các bản báo cáo. Góp ý tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho hay, là đô thị đặc biệt, lại là Thủ đô của cả nước nên Hà Nội cần phải có cách làm khác, phải là khát vọng, niềm kiêu hãnh của cả nước. Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam hiện đạt trên 40%, cao nhất Đông Nam Á nhưng việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch cả nước chưa đạt yêu cầu. Chất lượng đô thị, chất lượng quy hoạch đô thị chưa tốt, nhất là vấn đề dự báo phát triển kinh tế - xã hội. Vẫn còn sự chồng chéo trong công tác quy hoạch giữa các ngành, các cấp…

Giải pháp trong tương lai phải rà soát, đánh giá công việc cụ thể đối với những việc đã làm trong 10 năm qua và có dự báo chiến lược. Trong khi chúng ta đang gặp khó khăn trong triển khai Luật Quy hoạch, hiện chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng thì việc triển khai quy hoạch tỉnh làm như thế nào là vấn đề thách thức đối với các địa phương trong giai đoạn này.

Do đó, giải pháp đối với Hà Nội là ngoài định hướng, chương trình mục tiêu, Thành phố phải có lựa chọn tư vấn nước ngoài hoặc có một cuộc thi về xây dựng ý tưởng để làm quy hoạch Hà Nội, cùng với Viện Quy hoạch Hà Nội để thực hiện Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung. Trong lần điều chỉnh quy hoạch lần này cần làm rõ mục tiêu xây dựng Thủ đô văn hiến, hòa bình, sáng tạo, anh hùng. Hà Nội làm thế nào phải xứng tầm là niềm kiêu hãnh của cả nước.

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm phát biểu tại hội thảo

Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm, đây là các vấn đề lớn, nên sau Hội thảo khung hôm nay, Thành phố cần giao cho các đơn vị có liên quan tổ chức các hội thảo riêng để làm rõ cụ thể từng vấn đề cụ thể trong việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Đối với các báo cáo, cần nêu rõ việc cần thiết phải tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung. Điều chỉnh định kỳ cần phải gắn với các điều chỉnh cục bộ.

Vị chuyên gia cho rằng, việc Thành phố triển khai thực hiện song song hai nhiệm vụ: vừa tổ chức lập quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng là quyết sách rất sáng tạo của Thành ủy, UBND Thành phố cần tổ chức triển khai quyết liệt. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh quy hoạch lần này cần chú ý đến việc điều chỉnh gia tăng dân số; quy hoạch phòng chống lũ; nâng cao chất lượng chất lượng quy hoạch; có lộ trình huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn thể Nhân dân. Đồng ý với các mục tiêu mà Nhiệm vụ quy hoạch đề ra, tuy nhiên, nên thận trọng trong việc nghiên cứu mô hình “thành phố trong thành phố”.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, các ý kiến tham luận tại Hội thảo về cơ bản đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, tập trung vào các nhóm vấn đề: Về định hướng quy hoạch cấp quốc gia và kết nối vùng gắn với Quy hoạch Thành phố và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Về các vấn đề cần giải quyết trong mối quan hệ giữa Quy hoạch chung xây Thủ đô và vùng Thủ đô; Về kiểm soát dân số, phân bổ dân số; Về định hướng quy hoạch phát triển đô thị và quản lý kiến trúc; về định hướng quy hoạch hạ tầng đô thị;… Đồng thời, các ý kiến tham luận đã định hướng được những nội dung cần nghiên cứu trong quá trình triển khai Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ghi nhận, tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp trực tiếp cũng như góp ý bằng văn bản của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, hội nghề nghiệp. Đồng thời cho biết, đây là hội thảo cấp Thành phố mang tính chất khung, khởi động, sau này sẽ có thêm nhiều hội thảo, tọa đàm chuyên sâu với mong muốn nhận được tư vấn, góp ý cho việc triển khai Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tiếp thu, hoàn chỉnh, báo cáo các cấp; triển khai thực hiện việc tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án Đồ chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội theo quy định. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành; các chuyên gia, nhà khoa học, hội nghề nghiệp tiếp tục tham góp, phản biện, tạo điều kiện để việc Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đạt được chất lượng, hiệu quả, sớm hoàn thành đưa vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển Thủ đô.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã xem xét thông qua Nghị quyết Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

(LĐTĐ) Tại kỳ thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI được tổ chức sáng 19/11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động