Nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Quốc hội, thách thức lớn hiện nay là làm sao đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế, giảm chi tiêu cá nhân của người sử dụng dịch vụ y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động y tế cơ sở.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Quan tâm tác động đến khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế

Ngày 25/9, tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dự án Luật được xây dựng nhằm bảo đảm người dân được tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng phù hợp, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, yêu cầu chuyên môn, cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh và khả năng chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật; được bố cục gồm 2 điều về nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và hiệu lực thi hành của Luật.

Nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. (Ảnh: Quốc hội)

Đồng thời, dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cần thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, khắc phục các bất cập của luật hiện hành có tính cấp bách, có đầy đủ thông tin, dữ liệu, đạt được sự đồng thuận, trong đó có các quy định về chuyển từ 4 tuyến khám bệnh, chữa bệnh sang 3 cấp chuyên môn kỹ thuật để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đồng bộ với Luật khám bệnh, chữa bệnh...

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc dự thảo Luật đã lược bỏ một số nội dung để đảm bảo sát với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh và trong bối cảnh Luật được xây dựng theo quy trình một kỳ họp. Những nội dung chưa được kiểm chứng trong thực tế, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cần được nghiên cứu sâu, đánh giá kỹ lưỡng và thực hiện có lộ trình.

Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn thiện Hồ sơ. Trong đó cần quan tâm tác động đến khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế khi mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng phạm vi được hưởng cho người đi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và tỷ lệ được hưởng ở một số đối tượng để bảo đảm tính khả thi, tính thuyết phục của phương án lựa chọn.

Nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quốc hội)

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, cải cách hành chính trong khám, điều trị bệnh bảo hiểm y tế thường xuyên được nhân dân nêu trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế cần được tiến hành một cách cẩn trọng, nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, thấu đáo.

Theo Chủ tịch Quốc hội, bảo hiểm y tế là một cơ chế tài chính y tế đồng thời là chính sách an sinh xã hội thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thách thức lớn hiện nay là làm sao đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế, giảm chi tiêu cá nhân của người sử dụng dịch vụ y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động y tế cơ sở.

Vì thế, điều chỉnh Luật Bảo hiểm y tế phải bám sát các nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật có liên quan; tháo gỡ những bất cập, vướng mắc khó khăn đã được tổng kết qua thực tiễn. Theo Chủ tịch Quốc hội, chính sách mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế là quy định nhân văn nhưng cần được xem xét, cân nhắc để đảm bảo tính khả thi, tính công bằng và khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.

Nhiều cải cách trong khám chữa bệnh

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự thảo Luật đã quy định rõ hơn về hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Đây là quy định rất cần thiết nhằm nâng cao tính răn đe đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cần rà soát để đảm bảo tương thích với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Quốc hội thông qua.

Về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế phù hợp với khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế, mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế đối với các hoạt động khám, chẩn đoán, đánh giá nguy cơ, tình trạng sức khỏe, điều trị sớm một số bệnh…

Nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Theo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, tỷ lệ độ bao phủ bảo hiểm y tế trong những năm qua ngày càng tăng và tiệm cận với bảo hiểm y tế toàn dân. Năm 2024 mục tiêu đưa ra là độ bao phủ khoảng trên 94% người dân tham gia và đến hết 2025 tối thiểu khoảng 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Theo ông Mạnh, một năm trung bình có gần 180 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho khoảng gần 50 triệu người.

“Như vậy với dân số của chúng ta cơ bản một nửa đi khám chữa bệnh tối thiểu được một lần trong năm với số lượt khám chữa bệnh là 180 triệu. Trong đó để đảm bảo việc thanh toán đầy đủ và cải cách thủ tục hành chính cho 180 triệu lượt này cũng là sự hết sức cố gắng của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam và ngành y tế trong việc vừa đảm bảo quyền lợi nhưng vừa phải đảm bảo cân đối quỹ”, ông Mạnh nói.

Cũng theo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vướng mắc trong thanh toán về chi phí khám chữa bệnh đã được Bộ Y tế và ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam phối hợp rất chặt chẽ, năm 2024 đã giải quyết khoảng gần 10.000 tỷ đồng vướng mắc từ 2016 đến nay.

Ông Mạnh cũng cho hay, đã có nhiều cải cách trong khám chữa bệnh, người đi khám có thể sử dụng VssID, VNeID hoặc thẻ Căn cước công dân mà không cần phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy. Cơ sở dữ liệu về người khám chữa bệnh cũng đã được lưu trữ đầy đủ, được đưa lên hệ thống và được khai thác, quản lý, đặc biệt là chống được trục lợi trong bảo hiểm y tế...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024

Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024

(LĐTĐ) Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday chỉ tính riêng trên nền tảng TikTok Shop; gần 4,750 videos hưởng ứng; hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia… là những con số đáng chú ý mang đến chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024.
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?

Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?

(LĐTĐ) Theo giá xăng dầu thế giới, giá xăng trong nước ngày mai (5/12) được dự báo quay đầu đi xuống sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, các chuyên gia dự báo, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ồn giá, thì giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm từ 50 - 320 đồng/lít; cùng đó, giá dầu các mặt hàng dầu có thể giảm mạnh hơn với mức giảm hơn 400 đồng/lít.
Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục

(LĐTĐ) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT vừa được Bộ GD&ĐT ban hành nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức, hướng dẫn triển khai chuyển đổi số trong phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

(LĐTĐ) Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành và dự kiến các phương án để báo cáo Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ từ ngày 9/12 đến ngày 15/12.
Trưng bày 150 tài liệu quý về 80 năm xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày 150 tài liệu quý về 80 năm xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 4/12, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (số 34 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ với chủ đề "80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam" nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Chung tay xây dựng tương lai xanh tại vùng cao phía Bắc

Chung tay xây dựng tương lai xanh tại vùng cao phía Bắc

(LĐTĐ) Vừa qua, MG Việt Nam đã triển khai chương trình "Ươm hy vọng, sáng tương lai" tại tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai. Đây là một trong những nỗ lực của MG Việt Nam trong chuỗi hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, kiến tạo tương lai xanh, đồng thời hỗ trợ người dân và các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Nắm chắc tình hình cán bộ được quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy

Nắm chắc tình hình cán bộ được quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 4/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết trình bày Tờ trình nội dung về Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát năm 2025 của Thành ủy.

Tin khác

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

(LĐTĐ) Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành và dự kiến các phương án để báo cáo Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ từ ngày 9/12 đến ngày 15/12.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái đồng chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025.
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc ra mắt Trung tâm phục vụ hành chính công nhằm đạt mục tiêu 100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn  bộ máy của hệ thống chính trị

Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị

(LĐTĐ) Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

(LĐTĐ) Tại cuộc Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phương án tinh gọn bộ máy ở Quốc hội sẽ có thay đổi và ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

(LĐTĐ) Hôm nay 1/12, thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh, Nghệ An còn 20 đơn vị hành chính cấp huyện.
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8.
Xem thêm
Phiên bản di động