Nghiên cứu mới phát hiện khả năng virus SARS-CoV-2 xâm nhập não
Thúc đẩy chuyển đối số trong nông nghiệp để bứt phá từ dịch Covid-19 | |
Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 | |
Học sinh lớp 8 âm tính rồi dương tính với SARS-CoV-2 được xuất viện |
Theo Japan Times, kết quả nghiên cứu là sơ bộ và chưa được đánh giá ngang hàng (peer review) nhưng đã cung cấp những bằng chứng mới hỗ trợ những điều trước đây là lý thuyết.
Nghiên cứu do nhà nghiên cứu miễn dịch học Akiko Iwasaki, đại học Yale (Mỹ), dẫn dắt đã phát hiện virus có thể tái tạo bên trong não và sự hiện diện của nó làm thiếu oxy ở các tế bào não gần đó, mặc dù mức độ phổ biến chưa cao.
Ảnh vi điện tử quét màu của một tế bào (màu xanh lá cây) bị nhiễm nặng các hạt virus SARS-CoV-2 (màu tím) được phân lập từ mẫu bệnh nhân. Ảnh: NIAID/AFP |
S. Andrew Josephson, chủ nhiệm khoa thần kinh tại Đại học California, San Francisco, ca ngợi các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu và nhận định "việc biết được liệu có sự hiện diện trực tiếp của virus trong não hay không là cực kỳ quan trọng".
Sẽ không hoàn toàn gây sốc nếu SARS-CoV-2 có khả năng phá vỡ hàng rào máu não - một cấu trúc bao quanh mạch máu não - cố gắng ngăn chặn các chất lạ. Ví dụ, virus Zika cũng làm được điều này, dẫn đến tổn thương đáng kể cho não của thai nhi.
Nhưng các bác sĩ cho đến nay vẫn tin rằng những tác động thần kinh ở khoảng một nửa số bệnh nhân có thể là kết quả của một phản ứng miễn dịch bất thường được gọi là "cơn bão cytokine" gây viêm não - chứ không phải do virus xâm nhập trực tiếp.
Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận theo ba cách: Lây nhiễm những bộ não nhỏ được nuôi trong phòng thí nghiệm được gọi là organoid (phiên bản thu nhỏ và đơn giản hóa của một cơ quan được sản xuất trong ống nghiệm); lây nhiễm cho chuột và kiểm tra mô não của bệnh nhân COVID-19 đã chết.
Trong các organoid của não, nhóm nghiên cứu phát hiện ra virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm các tế bào thần kinh, sau đó chiếm quyền điều khiển bộ máy tế bào thần kinh để tạo ra các bản sao của chính nó. Các tế bào nhiễm bệnh lại thúc đẩy làm chết các tế bào xung quanh bằng cách chặn nguồn cung cấp oxy.
Một trong những lập luận chính chống lại lý thuyết về sự xâm lấn trực tiếp vào não là não thiếu một lượng protein gọi là ACE2 mà SARS-CoV-2 bám vào và được tìm thấy nhiều trong các cơ quan khác như phổi. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng các organoid có đủ ACE2 để tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của virus và các protein cũng có trong mô não của những bệnh nhân đã tử vong.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một bệnh nhân COVID-19 nhập viện bị mê sảng có các kháng thể trung hòa chống lại virus trong dịch tủy sống - một bằng chứng ủng hộ thêm lý thuyết của họ.
Ở cách tiếp cận thứ 2, nghiên cứu đã xem xét hai nhóm chuột - một nhóm đã bị thay đổi gen để chúng chỉ có ACE2 trong phổi và nhóm kia chỉ ở não.
Những con nhiễm bệnh ở phổi có dấu hiệu tổn thương cơ quan này, trong khi những con nhiễm ở não giảm cân nhanh chóng và sớm tử vong. Điều này cho thấy khả năng gây tử vong cao khi virus xâm nhập não.
Cuối cùng, nghiên cứu xem xét não của ba bệnh nhân đã chết vì COVID-19 và tìm ra bằng chứng có virus ở những mức độ khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng mũi có thể cung cấp đường dẫn đến não, nhưng cho biết điều này cần được xác thực thông qua nghiên cứu sâu hơn.
Theo Lê Thanh Hà/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00