Ngoại thành Hà Nội tích cực triển khai dạy học trực tuyến
Giáo dục Ba Đình tích cực, mạnh mẽ với “chuyển đổi số” Dạy và học trực tuyến: Hình thức phù hợp trong phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội kích hoạt dạy học trực tuyến sau kỳ nghỉ Tết |
Theo đó, sau khi phải nghỉ học trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 một tuần vì dịch Covid-19, đến nay các học sinh địa bàn ngoại thành Hà Nội vẫn tiếp tục phải dừng việc đến trường để phòng dịch. Tuy nhiên, để đảm bảo chương trình học, công tác dạy và học trực tuyến vẫn là ưu tiên và được triển khai tương đối đồng bộ.
Để trẻ nhỏ không gián đoạn việc học vì dịch, học sinh các cấp học trên địa bàn được tổ chức học tập theo hình thức online. Ảnh: Đinh Luyện |
Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân nhân thị xã Sơn Tây cho biết, xác định tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thị xã đã căn cứ vào các Chỉ thị, Công điện của Thành phố, từ đó kịp xây dựng các văn bản để chỉ đạo tới các đơn vị trực thuộc. Trong lĩnh vực giáo dục, theo đại diện Ủy ban nhân nhân thị xã Sơn Tây, công tác dạy và học trực tuyến trên địa bàn được triển khai tương đối đồng bộ.
Dễ thấy, hiện tỷ lệ học sinh học online theo đánh giá của Thành phố và thị xã rà soát hiện đạt khoảng 95%. Với số còn lại, các đơn vị giáo dục thị xã cũng tổ chức tương đối linh hoạt. Ví dụ, tổ chức học giãn cách cho một số trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu mua sắm trang thiết bị học...
Tương tự, tại huyện Ba Vì, theo tìm hiểu huyện có 112 trường từ cấp Mầm non đến cấp Trung học cơ sở; 9 trường Trung học phổ thông, Phổ thông dân tộc nội trú và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
Với khối học Mầm non, huyện Ba Vì có 42 trường, gồm 713 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không triển khai dạy học trực tuyến; Khối Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hiện vẫn tiếp tục duy trì dạy học trực tuyến theo phần mềm Zoom Cloud Meeting.
Để khắc phục khó khăn do trình độ công nghệ thông tin của giáo viên không đồng đều, một số phụ huynh chưa có điện thoại thông minh và một phần học sinh chưa được sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin tại nhà khi không có phụ huynh quản lý… Ban Giám hiệu các nhà trường, các thầy cô giáo trên địa bàn đã cố gắng thực hiện rà soát các gia đình có đủ máy tính, điện thoại để tổ chức lớp, lựa chọn lịch giảng phù hợp đó là dạy vào buổi tối để có nhiều học sinh tham gia nhất vì thời điểm buổi tối đa số phụ huynh cùng ở nhà.
Qua đánh giá, 100% giáo viên các trường đã sử dụng phần mềm dạy học, họp trực tuyến thành thục kỹ năng dạy học qua các phần mềm; xây dựng thời khóa biểu và lịch học của từng khối, lớp và triển khai dạy và học theo đúng yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57