Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày

(LĐTĐ) Đầu năm, sứa nổi lên mặt trên vùng biển ở xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhiều vô kể, ngư dân nơi đây hối hả đi vớt sứa về ướp lá dung dưới cái lạnh tê tái nhưng lại thu về hàng triệu đồng mỗi ngày.
Bé trai bị dị ứng nặng với sứa biển Người dân vùng lũ nhận được "lộc trời"

Mùa sứa bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 4 (Âm lịch). Những ngày đầu năm thời tiết rất lạnh nhưng lượng sứa dạt vào biển với số lượng lớn nên khi đến địa phương này, người ta dễ bắt gặp cảnh ngư dân tất bật rộn ràng đánh bắt sứa về chế biến theo cách dân gian truyền lại.

Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Mùa sứa biển bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch

Trên con thuyền nhỏ lềnh đềnh trên mặt nước, ông Đặng Văn Hà (xã Kỳ Ninh) cho biết, công việc thường ngày của ông làm nghề chài lưới trên biển đánh bắt cá. Những năm gần đây từ tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch trên vùng biển này, sứa bắt đầu sinh sôi phát triển nên ông tập trung đánh bắt sứa. Sứa nổi lên dập dềnh trên mặt nước khoảng 4 tháng khi đến mùa nắng nóng thì biến mất và đến năm sau lại xuất hiện.

Sứa ở biển Kỳ Ninh đi theo đàn cách bờ khoảng một hải lý nên cứ 2-3 tiếng đồng hồ đánh bắt, thuyền lại trở vào bờ với sứa đầy khoang. Mỗi ngày thuyền ra khơi đánh bắt 3-4 chuyến, mỗi chuyến được gần một tấn sứa tươi. Do lượng sứa rất nhiều nên các hộ đánh bắt đều huy động hết nhân lực, phương tiện để vận chuyển và sơ chế sứa ngay tại bãi biển.

Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Đánh bắt sứa biển ở khu vực gần bờ nên ít xảy ra nguy hiểm

Đang chế biến sứa trên bãi biển, bà Lê Thị Thu (xã Kỳ Ninh) kể: Năm nay gia đình bà ra biển vớt lộc từ mùng 8 tháng Giêng, đến thời điểm này đã thu về hơn 30 triệu đồng. Hỏi về cách sơ chế sứa như thế nào cho hiệu quả, bà Thu cho biết: Sứa sau khi đưa lên bờ được sơ chế ngay tại bãi biển, cắt riêng phần thân và phần chân, sau đó thái ra thành những mảnh nhỏ, phủ một lớp cát mỏng cho ráo nước, sau đó làm sạch rồi mới đưa đi chế biến. Sứa tươi sau khi sơ chế được ướp với lá lấu xay nhỏ trong vòng 2 ngày, sau đó rửa sạch, tiếp tục ngâm tẩm với bột lá dung một đêm, khi sứa đã ngả sang màu vàng, đạt được độ thơm và giòn thì mới đạt chuẩn.

Dịp đầu năm như thế này sứa đạt tiêu chuẩn cao. Bên cạnh đó, sứa đầu mùa rất được giá, dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/kg sứa đã chế biến. Thu nhập từ đánh bắt sứa không nhỏ nên hằng năm, cứ đến mùa, nhiều gia đình huy động hết nhân lực để đánh bắt và chế biến theo phương pháp từ bao đời nay là ướp lá dung.

Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Sau khi sứa được đem vào bờ ngư dân tranh thủ sơ chế luôn

Ông Trần Ngọc Phú - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kỳ Ninh, cho hay, nghề đánh bắt sứa ở đây có từ lâu đời. Toàn xã hiện có khoảng hơn 100 hộ theo nghề này. Bình quân một mùa sứa đi qua, mỗi gia đình thu nhập hơn 50 triệu đồng, có những hộ lên tới cả trăm triệu đồng chỉ sau 4 tháng...

Sứa biển là loài dễ đánh bắt, ít rủi ro vì không phải ra khơi xa. Nghề làm sứa ướp lá dung không chỉ mang lại thu nhập khá cho bà con mà sản phẩm này đang dần trở thành thương hiệu của xã Kỳ Ninh, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Người dân vùng biển xã Kỳ Ninh vui mừng khi được mùa sứa
Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Sứa được tách ra từng bộ phận
Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Sơ chế sứa tại bãi biển
Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Sứa năm nay trôi dạt vào gần bờ biển sớm hơn so với mọi năm
Ngư dân Hà Tĩnh vớt lộc trời dưới cái lạnh tê tái kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày
Người dân huy động hết nhân lực trong nhà để thu hoạch sứa
Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Xem thêm
Phiên bản di động