Người 40 năm gắn bó với phố Hàng Mã mỗi dịp Tết Trung thu về
Rực rỡ sắc mầu lễ hội Trung thu phố cổ Hà Nộ | |
Đầm ấm Tết Trung thu con em ngành xây dựng Hà Nội | |
Bí quyết làm bánh trung thu khoai môn thơm dẻo, ngon khó cưỡng |
Hoài cổ về Trung thu xưa
Có mặt tại khu chợ Trung thu truyền thống, bà Nguyễn Thị Bé (sinh năm 1957), một người đã gắn bó gần 40 năm với Trung thu Hà Nội chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên tại làng có truyền thống làm đèn ông sao Báo Đáp của xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngay từ thủa 15, 16 tuổi, tôi đã theo mẹ lên Hà Nội bán đèn ông sao ở phố Hàng Mã mỗi dịp Trung thu về. Bởi vậy đối với tôi, Trung thu ở Hà Nội như một phần của cuộc sống”.
Bà Nguyễn Thị Bé đã gắn bó gần 40 năm với Trung thu Hà Nội |
Trong trí nhớ của bà Bé, Trung thu Hà Nội trải qua mấy chục năm cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể. Ngày xưa, do cuộc sống còn vất vả, cái nghèo luôn đeo bám nên trẻ con mong chờ tết Trung thu từng ngày, từng tháng. Và dĩ nhiên, những người bán đèn ông sao, đèn kéo quân, trống ếch …luôn được lũ trẻ chờ đón trong niềm háo hức.
“Vài chục năm trở về trước, mỗi khi mùa Trong mùa Trung thu, cả khu phố đã nhộn nhịp, rực rỡ đèn hoa và những hoạt động vui chơi dành cho trẻ em. Mỗi con phố có một nét đặc trưng và mang dáng vẻ của một Hà Nội lịch lãm, hào hoa.
Phố Hàng Mã rực rỡ đèn hoa, nến và đồ chơi trẻ em. Phố Hàng Trống lại tưng bừng trong tiếng trống ếch, trống quân. Không có bánh Trung thu ở đâu có thể sánh được với bánh Trung thu do chính tay của những người thợ bánh Hàng Đường, Hàng Buồm làm ra. Còn ở phố Hàng Gai, những tiểu thư con nhà giàu lại “khoe” sự khéo léo trong việc trang trí và bày biện những mâm cỗ trên vỉa hè.”, bà Nguyễn Thị Bé nhớ lại.
Mấy chục năm gắn bó với Tết Trung thu ở Hà Nội trong vai trò cung cấp đèn ông sao truyền thống, bà Bé cho rằng, xã hội ngày càng phát triển nên mọi thứ đã thay đổi nhiều. Tết Trung thu ở Hà Nội lại càng được tổ chức khang trang hơn. Những món ăn, các thứ trò chơi được bày bán khắp các đường phố, những nơi tụ điểm vui chơi cho các bé cũng trở nên nhộn nhịp hơn. Đặc biệt, những thay đổi trong thị hiếu chơi đèn ông sao truyền thống cũng có nhiều biến động qua thời gian.
Giữ nguyên vẹn “lửa” nghề
Năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Bé nói chung và người dân làng ông sao Báo Đáp nói riêng cảm thấy vui mừng khi đèn ông sao truyền thống được đặt hàng nhiều hơn mọi khi. Chia sẻ về điều này, bà Bé nhận định: “Cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều sản phẩm đồ chơi bắt mắt, hấp dẫn. Thế nhưng những chiếc đèn ông sao vẫn là hình ảnh đặc trưng nhất của ngày Tết Trung thu, được trẻ em cả nước mong chờ để cùng nhau rước đèn trong đêm Trung thu”.
Đèn ông sao truyền thống góp phần tô điểm thêm nét đẹp cho ngày Tết Trung thu Việt Nam |
Suốt nhiều năm trực tiếp cung cấp đèn ông sao cho Hà Nội vào dịp Tết Trung thu, bà Bé cho biết đèn ông sao được chia làm nhiều loại: Loại lớn có đường kính 50cm, loại vừa 40cm, loại nhỏ 30cm và loại to đại làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trong làng có rất ít hộ làm đèn to vì loại này đòi hỏi khá kỳ công. Đối với loại đèn to, người thợ chỉ làm được khoảng 30 - 40 chiếc/ngày, còn làm loại nhỏ thì một người có thể làm được 120 - 150 chiếc/ngày.
“Nhìn đơn giản thế thôi nhưng để làm ra một sản phẩm đèn ông sao cũng mất hơn chục công đoạn”, bà Bé nói và kể, đèn ông sao làng Báo Đáp được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công, vật liệu làm đèn khá đơn giản gồm: Tre, nứa, giấy bóng và xương cây đay làm cán.
Bắt đầu từ tháng Giêng, người làng Báo Đáp đã đi mua tre nứa về ngâm để nan có đủ độ dẻo không bị gẫy khi uốn. Sau khi đã được chẻ ra thành từng nan, người làng nghề bắt đầu uốn khung đèn rồi cột lại với nhau bằng dây kẽm, sau đó dán giấy bóng lên, cuối cùng là khâu trang trí cho sản phẩm.
Theo bà Bé, cái khó nhất của làm đèn ông sao là đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo và kiên trì. Gần như tất cả các công đoạn làm nên chiếc đèn ông sao đều phải làm thủ công bằng tay, không thể vội vàng và cũng không thể nhờ máy móc hỗ trợ. “Đã có giai đoạn, một số hộ mua máy về dập khung đèn bằng nhựa, nhưng khi dán giấy bóng lên thì không dính, nên lại phải bỏ máy dùng tay làm trên nền tre nứa cũ”, bà Bé cho hay.
Những người gắn bó gần 40 năm với Trung thu Hà Nội như bà Nguyễn Thị Bé như hiện nay không còn nhiều. Mặc dù khẳng định nghề làm đèn ông sao vô cùng vấp vả bởi thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm thế nhưng người đàn bà ấy khẳng định sẽ tiếp tục gắn bó với nghề. Bởi đây không chỉ là miếng cơm, manh áo của gia đình mà còn là một phần máu thịt."
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10