Người bám trụ với nghề làm mặt nạ giấy bồi

(LĐTĐ) Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi không thể thiếu vào dịp Tết Trung thu từ nhiều năm về trước, song hiện tại thị trường không còn mặn mà với mặt hàng này, nên đa số gia đình cũng bỏ nghề, chỉ còn duy nhất vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa (phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm) vẫn bền bỉ bám trụ với nghề truyền thống.
Đặc sắc nghề làm mặt nạ giấy bồi giữa lòng phố
Tết Trung thu: Đồ chơi truyền thống chiếm ưu thế
Đôi vợ chồng cả đời giữ hồn nghề làm mặt nạ giấy bồi ở phố cổ Hà Nội

Đến số nhà 73 phố Hàng Than, sau khi băng qua dãy cầu thang của căn tập thể cũ, chúng tôi đến được gia đình của ông Nguyễn Văn Hòa (sinh năm 1954) và bà Đặng Hương Lan (sinh năm 1960). Trong căn gác lửng có diện tích khiêm tốn, họ dành phần lớn diện tích để phơi mặt nạ giấy bồi.

Người bám trụ với nghề làm mặt nạ giấy bồi
Để giữ được họa tiết một chiếc mặt nạ hoàn chỉnh, người nghệ nhân cần phải vẽ rồi phơi hàng chục lần

Trước đây, mặt nạ giấy bồi vốn được xem là một nghề truyền thống, là món đồ chơi từng rất được yêu thích, nhất là vào dịp Trung thu. Sở dĩ gọi là “giấy bồi” bởi một cái khuôn hình phải bồi thật nhiều giấy vào, rồi chồng lên nhau với độ dày vừa phải để cho ra một chiếc mặt nạ đúng chuẩn. Sau những thay đổi của thời gian, sự xuất hiện của công nghệ và đồ chơi hiện đại khiến món đồ chơi này dần thất thế, không còn được trẻ nhỏ yêu thích. Do đó, nhiều gia đình đã bỏ nghề, chỉ còn vợ chồng ông Hòa là những người duy nhất vẫn bền bỉ bám trụ với nghề truyền thống giữa lòng phố cổ.

Bà Lan tâm sự, từ năm lên 10 tuổi, bà đã được bố mẹ truyền nghề. Mỗi lần đi dọc con phố cổ Hà Nội lúc bấy giờ, các loại mặt nạ chú Tễu, ông Địa, Thị Nở… là thứ các cửa hàng làm ra nhiều đến đâu cũng không kịp bán. Không phải là thứ đồ chơi lấp lánh, nhưng với trẻ con lúc ấy, niềm ao ước là được bố mẹ mua cho mặt nạ giấy bồi và đèn kéo quân để đi chơi đêm trăng rằm. Do vậy, bà Lan quyết định học nghề cũng vì niềm yêu thích với những chiếc mặt nạ có đủ hình thù và màu sắc rực rỡ.

Sau này khi lấy chồng, bố mẹ bà Lan thấy ông xã của bà khéo léo, tỉ mỉ và yêu nghề này nên đã truyền lại những kinh nghiệm cần thiết. Trước đây, nghề làm mặt nạ giấy bồi chỉ là nghề phụ của 2 vợ chồng. Sau khi nghỉ hưu khoảng hơn chục năm trở lại đây, ông bà dành trọn thời gian và tình yêu với từng mảnh giấy bồi, con mực và nét vẽ cho từng khuôn hình. Qua thời gian, cùng với những kinh nghiệm của thế hệ trước, cùng với sự sáng tạo, bất kể mưa hay nắng, ông bà vẫn miệt mài trên căn gác nhỏ để sáng tạo ra từng chiếc mặt nạ.

Trải qua nhiều năm làm nghề, ông bà vẫn giữ cách làm truyền thống như cha ông để lại. Quy trình làm nên những chiếc mặt nạ giấy bồi thành công là cả một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Nguyên liệu gồm giấy A4, bìa vở học sinh, hồ được nấu từ bột sắn dây và các khuôn được đúc bằng bê tông với đủ mọi hình thù. Hiện nay, gia đình ông Hòa đang có gần 30 khuôn mặt nạ khác nhau gồm cả những mặt nạ hình truyền thống và hiện đại như mặt nạ hình ông Địa, chú Tễu, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, siêu nhân… phù hợp với thị hiếu. Sau khi có khuôn, người nghệ nhân bắt đầu thực hiện công đoạn quét hồ vào lớp giấy A4 và bồi dần dần vào khuôn. Sau lớp A4 đến lớp thứ hai là lớp bìa, lớp thứ ba, thứ tư là lớp giấy học sinh tùy theo độ dày mỏng của mặt nạ. Đây là công đoạn đòi hỏi sự cẩn thận để mặt nạ căng, mịn và không bị nhăn.

Vừa trò chuyện ông Hòa vừa vẽ từng nét sơn lên mặt nạ vừa thủ thỉ tâm sự: “Cuối cùng là công đoạn tô sơn. Từng lớp sơn được tô vẽ tỉ mỉ, khéo léo lên từng chiếc mặt nạ. Lớp sơn này khô, mới tiếp tục tô lớp sơn khác lên để tránh bị nhòe. Quá trình tô màu phải được thực hiện cẩn thận, không được vội vàng vì nếu nét vẽ không chuẩn sẽ xấu ngay, mất đi cái “hồn” của mặt nạ. Làm nghề này quan trọng nhất là sự kiên trì, tỉ mỉ và phải có một chút khéo tay cùng với sự yêu nghề nữa”.

Theo đó, để giữ được họa tiết một chiếc mặt nạ hoàn chỉnh, người nghệ nhân cần phải vẽ rồi phơi hàng chục lần. Việc này đòi hỏi mặt nạ phải phơi khô tự nhiên mới giữ được hình dáng ban đầu. Nếu dùng máy sấy khô, mặt nạ sẽ bị biến dạng, cong vênh, khó đeo và không được đẹp mắt. Chính vì thế, một trong những yếu tố để món đồ chơi được đẹp đó là dựa vào yếu tố thời tiết. “Những ngày có nắng thì làm vô tư, nhưng ngày mưa thì vợ chồng tôi tạm nghỉ, khách có gọi nhiều thì cũng đành phải hoãn”, ông Hòa nói.

Hiện nay, mỗi ngày vợ chồng ông Hòa làm được 10-20 chiếc mặt nạ. Những ngày lễ tết, Trung thu số lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn. Trước dịp lễ khoảng một tháng, ngày nào vợ chồng ông bà cũng dậy từ sớm ngồi vẽ, rồi sắp xếp hàng để chuyển cho khách đến mang đi. Khách hàng của ông bà chủ yếu là các cửa hàng quen, những người lái buôn quen mối lấy về mang đi khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung bán lại. Ngoài ra, vào dịp Trung thu, đích thân bà Lan cũng chở hàng trăm chiếc mặt nạ ra phố Hàng Lược bày bán. Sản phẩm làm ra cầu kỳ là thế song mức giá nằm trong khoảng 20.000 - 50.000 đồng/chiếc tùy độ phức tạp.

Người bám trụ với nghề làm mặt nạ giấy bồi

Đã có lúc tưởng chừng phải dừng lại vì sự xâm lấn của đồ chơi Trung Quốc, trẻ em thờ ơ với đồ chơi truyền thống. Cũng có lúc gia đình ông bà phải đề phòng những người đến tìm hiểu với ý định làm giả, làm nhái các mẫu mã của mình. Nhưng bằng lòng say mê, vợ chồng ông bà vẫn bám trụ lấy nghề. Điều mà ông Hòa, bà Lan băn khoăn nhất hiện nay đó chính là nguy cơ mai một của nghề vì ông bà đã là những người thợ cuối cùng làm nghề ở Hà Nội.

Nặng lòng với công việc đang làm, không đành lòng khi để món đồ chơi gắn với tuổi thơ của bao thế hệ trôi vào dĩ vãng, những năm gần đây ông bà luôn cố gắng đưa nghề đến gần hơn với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mỗi dịp Trung thu, ông bà tham gia sự kiện, giới thiệu nghề làm mặt nạ giấy bồi cho lớp trẻ. Nhiều phụ huynh còn tìm đến gặp và cảm ơn ông bà đã giữ nghề, để con họ biết được ngày xưa bố mẹ đã từng có những đồ chơi như thế. Thậm chí đã có bạn trẻ tìm đến tận nhà ông bà để theo học làm mặt nạ giấy bồi…

Ngày nay, gia đình ông Hòa, bà Lan vẫn luôn là địa chỉ mở rộng cánh cửa chào đón những đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết để làm nên những chiếc mặt nạ giấy bồi đẹp về hình thức, tốt về chất lượng và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, bằng tâm huyết và tất cả tình yêu dành cho nghề làm mặt nạ giấy bồi, ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đang góp phần quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống, giữ gìn một giá trị văn hóa đẹp đang có nguy cơ mai một theo thời gian.

P. Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9

Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9

(LĐTĐ) Dự kiến ngày 22/9 (Chủ Nhật), khu nhà tạm dành cho người dân thôn làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ hoàn thành. Đây là nơi ở mới của người dân thôn làng Nủ trong thời gian chờ khu tái định cư được xây dựng xong.
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

(LĐTĐ) Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” tới với trẻ em nghèo Tây Nguyên

Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” tới với trẻ em nghèo Tây Nguyên

(LĐTĐ) Chiều 17/9, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Đắk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương tổ chức tổng kết Chương trình Quỹ dinh dưỡng "Zott Monte cùng bé lớn khôn", công bố kết quả và trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên.
Lễ hội Trung thu "Trăng ấm tình người" cùng sẻ chia giúp đồng bào vượt qua bão lũ

Lễ hội Trung thu "Trăng ấm tình người" cùng sẻ chia giúp đồng bào vượt qua bão lũ

(LĐTĐ) Trung thu tại Trường Mầm non Tuổi Thơ (tỉnh Bình Dương) mang tên "Trăng ấm tình người", phản chiếu lòng nhân ái qua việc chung tay quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Gần 1.000 vận động viên tham dự Giải chạy “Vì công trình xanh Việt Nam năm 2024” tại Hà Nội

Gần 1.000 vận động viên tham dự Giải chạy “Vì công trình xanh Việt Nam năm 2024” tại Hà Nội

(LĐTĐ) Dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam, Giải chạy bộ “Vì Công trình xanh Việt Nam năm 2024” do Báo Xây dựng phối hợp với các đơn vị tổ chức dự kiến sẽ thu hút khoảng gần 1.000 vận động viên tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động