Người dân Hà Nội và khách du lịch hào hứng với phố đi bộ

Tuyến phố đi bộ Hồ Gươm chính thức hoạt động trở lại, sau gần một năm đóng cửa vì dịch Covid-19. Hàng nghìn người dân và khách du lịch tới phố đi bộ Hồ Gươm để vui chơi, thư giãn trong ngày cuối tuần đầu tiên mở cửa.
Phố đi bộ Hồ Gươm nhộn nhịp sau khi mở cửa trở lại Quận Hoàn Kiếm mở lại phố đi bộ từ ngày 18/3

Theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều người dân và du khách tấp nập, nô nức đổ về các con phố trong lòng phố cổ Hà Nội để đi dạo, giao lưu, ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng cũng sôi động tại các khu vực như: Tràng Tiền Plaza, tượng đài Lý Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, xung quanh Hồ Gươm, trong lòng đường và một số điểm như quán ăn, quán café...

Người dân Hà Nội và khách du lịch hào hứng với phố đi bộ
Dòng người tấp nập đổ về phố đi bộ sau gần một năm đóng cửa vì dịch Covid-19.

Thời tiết dịp này mát mẻ như mùa thu khiến chuyến vui chơi của người dân cũng trở nên thoải mái hơn. Đa số người tham gia là giới trẻ, các gia đình có trẻ nhỏ và lác đác vài người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô. Tất cả đều trong tâm trạng háo hức khi phố đi bộ mở cửa trở lại, nhưng đâu đó vẫn có những lo ngại nhất định.

Anh Hoàng Minh Tuấn, sinh sống tại quận Đống Đa cho hay, phố đi bộ vốn là một địa điểm vui chơi, giải trí của rất nhiều người vào các buổi tối, nhất là dịp cuối tuần. Đặc biệt, sau gần một năm đóng cửa, dường như du khách từ người già đến các bạn trẻ đều rất hào hứng với sự kiện mở cửa trở lại lần này.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã chuẩn bị rất tốt công tác phòng, chống dịch như khai báo y tế qua hình thức quét mã QR, đo thân nhiệt tự động kết hợp xịt sát khuẩn tay, yêu cầu người dân luôn đeo khẩu trang, tuân thủ 5K, xử phạt nghiêm các hành vi làm trái với quy định về phòng dịch…

“Tôi nghĩ, việc quá đông người tham gia phố đi bộ ngày cuối tuần sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm gia tăng số ca mắc Covid-19. Do đó, ý thức của mỗi người dân trong thời điểm này là rất quan trọng”, anh Tuấn bày tỏ.

Chị Bùi Thị Huyền cư trú tại quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Sau một thời gian mắc Covid-19, gia đình tôi đã phải tự cách ly ở trong nhà rất nhiều ngày. Với lại, trẻ con học online quá lâu nên khi biết thông tin phố đi bộ mở cửa, tôi đã tranh thủ đưa cả nhà tới đây từ rất sớm. Mục đích chính vẫn là để thư giãn, hòa nhập với cộng đồng cũng như cho con có không gian vui chơi, chạy nhảy”.

Còn với những hộ kinh doanh, việc phố đi bộ mở cửa khiến họ tỏ ra phấn khởi khi công việc bán hàng nay trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Chị Phạm Thị Sinh có một cửa hàng bán đồ ăn vặt tại hồ Hoàn Kiếm chia sẻ: “Khách đến quán mấy ngày nay đông hơn rất nhiều so với những ngày bình thường. Người dân ùn ùn đổ về, riêng hai ngày thứ 7 và Chủ nhật, tất cả các bàn ăn đều chật chỗ ngồi, lâu lắm rồi tôi mới được thấy lại hình ảnh này”.

Cũng không giấu được niềm vui khi việc kinh doanh đắt khách, một nhân viên tại cửa hàng kem Thủy Tạ cho biết: “Nhìn chung, từ ngày phố đi bộ mở trở lại, chúng tôi rất vui vì lượng người mua hàng đông hơn hẳn; sức mua cũng vì thế mà tăng gấp 4 lần so với những ngày trước đó”.

Theo ông Chu Anh Cường - Tổ tuần tra bảo vệ an ninh trật tự phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, việc thích ứng an toàn với dịch bệnh là điều cần thiết bởi người dân cũng đã được tiêm chủng đầy đủ, do đó chúng ta nên bình thường hóa các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm phát triển du lịch.

“Lực lượng tuần tra chúng tôi sẽ luôn quan sát, nhắc nhở nhằm hạn chế tối thiểu nguồn lây nhiễm dịch bệnh. Chính vì thế, người tham gia các hoạt động trên phố đi bộ cần phải đảm bảo việc luôn đeo khẩu trang, xịt tay sát khuẩn, đo thân nhiệt tại các chốt kiểm soát”, ông Cường nói.

Thông tin với báo chí, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, sở dĩ việc phố đi bộ được hoạt động trở lại ngay cả khi Hà Nội vẫn có khoảng 20.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày, là vì tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho người trên 18 tuổi đã đạt xấp xỉ 100%. Đây là cơ sở để Thành phố cân nhắc việc nới lỏng các hoạt động kinh tế xã hội, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới. Trong đó mở cửa phố đi bộ tại thời điểm này là rất phù hợp.

Người dân Hà Nội và khách du lịch hào hứng với phố đi bộ
Người dân Hà Nội hào hứng sau khi mở cửa trở lại phố đi bộ Hồ Gươm

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch quốc tế trở lại là một trong chuỗi những hoạt động nhằm kích cầu kinh tế sau đại dịch. Do đó, ngày 15/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công văn số 735/UBND-KGVX về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố. Đến chiều 17/3, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã diễn tập công tác chuẩn bị mở cửa phố đi bộ hồ Gươm.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã công khai 16 hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt lưu ý, du khách cần phải tuyệt đối đeo khẩu trang và nghiêm túc thực hiện việc vứt bỏ khẩu trang đúng nơi quy định. Quận Hoàn Kiếm cũng yêu cầu người dân giữ khoảng cách tối thiểu; hạn chế tiếp xúc gần; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không khạc nhổ bừa bãi…

Ủy ban nhân dân quận cũng đề nghị du khách thông báo ngay cho cán bộ chốt trực tại không gian đi bộ gần nhất nếu phát hiện bản thân hoặc du khách có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Không tham gia dạo phố khi đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Cần thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý.

Phố đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận hoạt động từ 19h thứ sáu đến 24h Chủ nhật hàng tuần. Các phố đi bộ còn lại mở từ 19h đến 24h vào ba ngày cuối tuần. Cùng với việc mở lại phố đi bộ từ ngày 18/3, các hàng quán cũng sẽ được mở cửa và hoạt động kinh doanh sau 21h./.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động