Người dân làng quất Tứ Liên thấp thỏm chờ Tết Nguyên Đán 2022
Chủ động nguồn hàng để bình ổn thị trường Đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2022 kéo dài 9 ngày |
Từ lâu nghề trồng quất cảnh đã gắn bó với người dân Tứ Liên (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) tạo nên thương hiệu cho địa phương. Cây quất cảnh trở thành loại cây đóng góp một phần không nhỏ cho tăng trưởng cho phát triển kinh tế.
Không chỉ với người Hà Nội, quất Tứ Liên còn là điểm đến của rất nhiều người dân ở những tỉnh, thành khác, bởi sự nổi tiếng của những cây quất đẹp mang dáng vẻ độc đáo. Tất cả mọi người khi đến đây đều hy vọng có thể tìm và chọn mua cho gia đình mình một cây quất ưng ý để bày trong nhà dịp Tết đến xuân sang.
Thời điểm này, không khí chuẩn bị cho Tết của các nhà vườn vô cùng tấp nập. |
Thời điểm này, không khí chuẩn bị cho Tết của các nhà vườn vô cùng tấp nập. Người dân từ già tới trẻ, ai ai cũng lo làm nốt những công việc cuối cùng để có một cây quất cảnh trước khi mang đi bán cho khách trưng Tết.
Đang tập trung gò những cành quất bằng dây thép nhỏ, ông Lê Văn Hồng (chủ vườn quất Lê Hồng) cho biết: “Nghề trồng quất rất vất vả, tốn nhiều công chăm bón nên người trồng phải tâm huyết mới có được cây quất đẹp. Vườn đang trong công đoạn cuối cùng để hoàn thành cây. Gò cây là thời điểm quan trọng nhất, quyết định cho chất lượng quả, thế cây”.
Cũng theo ông Hồng, tại các nhà vườn ở Tứ Liên, dáng cây truyền thống được người dân ưu tiên tỉa cành, tạo dáng. Đặc biệt, nhiều chủ vườn đã có hướng sáng tạo mới khi trồng quất trong chum, tạo dáng bonsai. Gần 20 năm trồng quất cảnh phục vụ nhu cầu Tết, khu vườn của ông Hồng ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh các loại quất cảnh hình tháp dáng trụ, chủ vườn còn đầu tư nhiều loại độc đáo khác.
Ông Hồng cho biết, người chơi quất cảnh đòi hỏi cây quất phải xanh tươi, dù quất tạo thế hay tạo dáng hình tháp thông thường cũng phải đẹp toàn diện: Lá xanh, chồi non, hoa, quả xanh và quả chín. Bởi thế mà người trồng cũng phải có những phương pháp riêng để “vừa mắt” người tiêu dùng.
Nghề trồng quất rất vất vả, tốn nhiều công chăm bón nên người trồng phải tâm huyết mới có được cây quất đẹp. |
Thông thường, mọi năm chỉ cuối tháng 11 là đã có thương lái đến “đánh hàng” do lo lắng nếu đến muộn sẽ không chọn được cây đẹp. Khách cá nhân thì chỉ đầu tháng 12 là đã tấp nập đến tham quan, mua sắm. Đa phần đều hỏi mua từ vài cây, có khi đến cả chục cây. Tuy nhiên, năm nay, nhiều nhiều nhà vườn cho biết cũng lác đác có khách đến hỏi mua nhưng số cây bán được không nhiều.
Lý giải về điều này, các nhà vườn cho biết, do dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập ai nấy đều giảm nên sức mua chưa mạnh. Chưa chính thức bước vào vụ bán nhưng người nông dân đã đứng ngồi không yên. Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh (chủ vườn quất Thế Mạnh) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người trồng quất cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Mặc dù có nhiều kinh nghiệm trồng quất phục vụ Tết Nguyên đán nhưng gia đình nghệ nhân Bùi Thế Mạnh cũng không thể lường trước được dịch bệnh lại diễn biến phức tạp như vậy. “Năm nay, các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giá nhân công cũng tăng giá chóng mặt. Trong bối cảnh dịch bệnh, ai ai cũng phải chi li hơn trong việc sắm Tết nên chắc chắn chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ”, ông Mạnh cho biết.
Người dân lo lắng Tết Nguyên đán năm nay sẽ khó khăn hơn trong việc tiêu thụ quất. |
Được biết, để thích ứng với tình hình chung, nhiều hộ gia đình ở Tứ Liên cũng đã chủ động giảm số lượng cây trồng xuống nhưng vẫn cảm thấy bất an. Có thể thấy, khác với không khí phấn khởi sắp Tết như mọi năm, năm nay những người trồng quất đều thấp thỏm về đầu ra.
Thậm chí, để đảm bảo có được giá “thuận mua vừa bán”, nhiều nhà vườn đã phải lấy công làm lãi. Nhiều nhà những năm trước thuê thêm nhân lực chăm cây thì nay cũng cắt giảm, tự làm tất. Hiện tại, quất đã bán được khoảng 20%, chủ yếu của những vườn có chất lượng cao. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mọi năm trước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43