Người dân tấp nập đi đo kiểm khí thải miễn phí, được hỗ 4 triệu đồng để đổi xe máy cũ sang xe mới
Hà Nội khởi động chương trình Xe sạch – Trời xanh Hiến kế giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông |
Từ ngày 12 đến 30/11, Hà Nội tổ chức chương trình "Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô" nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành, thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí và quản lý giao thông hiệu quả.
Hà Nội tổ chức chương trình "Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô" từ ngày 11-30/11. |
Theo chương trình này, Hà Nội dự kiến sẽ có khoảng 3.000 - 5.000 xe máy được đo kiểm khí thải. Chương trình nói trên bao gồm các hoạt động: Đo kiểm khí thải, thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ mà người dân thải bỏ và hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới, khảo sát ý kiến người dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy.
Đối với xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002, thuộc 5 hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, người dân có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ được tư vấn, hướng dẫn. Nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình, chủ phương tiện sẽ nhận được các mức hỗ trợ tối đa lên đến 4 triệu đồng (khoản hỗ trợ tùy theo chính sách khuyến mại của từng hãng xe và giảm giá trực tiếp trên giá xe mới)…
Ghi nhận trong sáng 13/11, nhiều người dân đã đến các đại lý để được đo kiểm khí thải miễn phí. |
Đối với xe máy cũ từ 5 năm trở lên (trước năm 2017), người dân có thể đến các điểm kiểm tra khí thải để được đo kiểm miễn phí và được tặng dầu nhớt. Trường hợp xe không đạt chuẩn khí thải sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân, Hà Nội cũng bố trí 24 điểm tư vấn, hỗ trợ người dân chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ lấy xe máy mới ở các quận huyện, thị xã gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Sơn Tây và Thường Tín.
Máy đo khí thải được lắp đặt ngay cửa ra vào khu vực bảo dưỡng, kết nối với máy tính. |
Theo ghi nhận của phóng viên trong sáng 13/11, nhiều người dân đã đến các đại lý để được đo kiểm khí thải miễn phí. Anh Đặng Khánh Toàn (quận Nam Từ Liêm) là một trong những khách hàng mang xe đi kiểm tra từ sáng sớm. Anh Toàn cho biết, xe máy của anh mua từ năm 2015, chạy được hơn 83.000 km. Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy xe có nồng độ HC vượt ngưỡng. "Nếu không đi kiểm tra tôi sẽ không nắm được xe mình bị vượt ngưỡng, tôi sẽ bảo dưỡng và lần sau quay lại kiểm tra hiệu quả", anh Toàn chia sẻ.
Tại đại lý Head Honda Vũ Hoàng Lê (quận Hà Đông), máy đo khí thải được lắp đặt ngay cửa ra vào khu vực bảo dưỡng, kết nối với máy tính. Khách hàng đến sửa xe được nhân viên hãng thông báo chương trình kiểm tra khí thải miễn phí.
Nhân viên kỹ thuật đọc kết quả cho khách hàng từ phần mềm kiểm tra khí thải xe máy. |
Nếu đồng ý, khách hàng sẽ khai thông tin theo mẫu có sẵn, sau đó nhân viên hãng nhập dữ liệu vào máy tính. Xe máy được đặt ở vị trí đo, lắp ống xả phụ trước khi đưa đầu cảm biến vào. Chưa đầy một phút, việc đo hoàn tất với ba thông số hiển thị trên màn hình máy tính là CO, HC và CO2. Ngoài kiểm tra khí thải, khách hàng sẽ trả lời hơn 40 câu hỏi khảo sát về tác động của chính sách đo kiểm khí thải tới người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Vân, kỹ thuật viên trưởng Head Honda Vũ Hoàng Lê, đơn vị này sẽ kiểm tra lọc gió, bugi, máy và thay dầu sau đó kiểm tra lại, nếu xe vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ thông báo, tư vấn cho khách để tìm hướng giải quyết.
Xe không đạt chuẩn khí thải sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe. |
“Chúng tôi đã bố trí nhân viên phục vụ chương trình đo khí thải, tư vấn cho khách hàng việc thu hồi xe cũ. Trong 2 ngày đầu tiên thực hiện thí điểm, lượng khách hàng đến đăng ký đo khí thải khá đông. Sau khi đo khí thải cho hơn 100 xe máy thì có khoảng 60 xe vượt quá tiêu chuẩn. Hiện nay xe của khách hàng đa số được sử dụng từ năm 2013 đến nay, không có xe nào từ năm 2002 để thực hiện đổi cũ lấy mới”, ông Vân cho biết.
Các đơn vị sẽ kiểm tra lọc gió, bugi, máy và thay dầu sau đó kiểm tra lại. |
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó gần 1/2 là xe máy cũ sử dụng lâu năm, sản xuất trước năm 2000. Ngoài ra, còn có trên 730.000 ôtô, chưa kể nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Phân tích từ các cơ quan chuyên môn, một chiếc xe máy hoạt động sẽ thải ra 80 - 90% khí CO và khí NO, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới.
Đáng lo ngại là trong quá trình hoạt động, xe cũ sẽ thải ra môi trường lượng khí độc cao gấp nhiều lần so với những loại xe được bảo dưỡng định kỳ. Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng dân cư.
Sau khi kiểm tra xong, nếu đạt yêu cầu xe sẽ được dán tem đạt chuẩn. |
Trước đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 172/KH-UBND về thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Kế hoạch nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ích lợi của việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy và thu hồi xe máy cũ, trách nhiệm và quyền lợi của người dân. Bước đầu hình thành thói quen về bảo dưỡng và kiểm định khí thải xe máy định kỳ; thải bỏ xe máy cũ không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường (khí thải), góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng không khí.
Đối với doanh nghiệp là tiếp tục cải thiện công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn phát thải cho các loại xe khác nhau; thực hiện vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp và đảm bảo các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Và với cơ quan quản lý nhằm bổ sung cơ sở khoa học thông qua thực tiễn làm căn cứ cho công tác xây dựng và thực thi các chính sách về kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và thu hồi xe mô tô, xe gắn máy cũ không đủ điều kiện lưu hành, góp phần cải thiện chất lượng không khí; bổ sung cơ sở xây dựng và thí điểm các mô hình giao thông bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong Thành phố.
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42