Người dân và các cơ sở kinh doanh cần thực hiện nghiêm khai báo y tế bằng mã QR

Mỗi cơ sở kinh doanh phải bắt buộc khách hàng khai báo y tế bằng việc quét mã QR; mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức bằng việc tự giác quét mã QR xem như thói quen đeo khẩu trang là điều kiện cần để góp phần phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Không để dịch bệnh xâm nhập vào chợ, siêu thị Không khai báo y tế và quét mã QR theo yêu cầu có thể bị xử lý hành chính Hà Nội ứng dụng toàn diện các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch

Nhiều cơ sở kinh doanh nghiêm túc thực hiện

Nhằm hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch Covid-19 cũng như trợ giúp truy vết các ca nhiễm dễ dàng hơn trong giai đoạn nới lỏng giãn cách, Hà Nội đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường giám sát. Trong đó, việc sử dụng mã QR tại các điểm kinh doanh, cơ sở dịch vụ… được coi là “chìa khóa” chống dịch.

Người dân và các cơ sở kinh doanh cần thực hiện nghiêm khai báo y tế bằng mã QR
Tại các khu chợ dân sinh đều được tạo mã QR, thành viên các Tổ Covid cộng đồng nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm việc quét mã (Ảnh: N.Hoa)

Theo đó, các địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tạo mã QR cũng như người dân tham gia mua, bán phải thực hiện quét mã QR khi ra vào những nơi này. Theo khảo sát của phóng viên, rất nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng ăn uống đã tạo mã QR, bố trí nhân viên túc trực, nhắc nhở khách mua hàng thực hiện nghiêm việc quét mã QR.

Tại hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé Kids Plaza trên đường Quang Trung (quận Hà Đông), từ khu vực để xe của khách, bảo vệ của cửa hàng đã chủ động đo thân nhiệt, nhắc khách hàng quét mã QR, sát khuẩn tay trước khi vào mua hàng. Nhờ có sự giám sát của nhân viên nên tất cả khách khi vào mua hàng tại đây đều nghiêm chỉnh chấp hành đủ các yêu cầu phòng, chống dịch.

Việc quét mã QR cũng được thực hiện tại các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố. Chủ cửa hàng thuốc Tâm An (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) cho biết: “Việc quét mã QR tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống là chủ trương đúng đắn của Thành phố, góp vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Ngay sau khi có quy định, cửa hàng đã tạo mã quét để khách hàng thực hiện khi đến mua thuốc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn do người dân chưa quen với việc quét mã nên họ chưa thực sự tự giác thực hiện”.

Tương tự tại siêu thị điện máy trên đường Lạc Long Quân (phường Bưởi, quận Tây Hồ) hầu hết khách đến giao dịch, mua bán hàng đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, thực hiện quét mã QR khai báo y tế. Trường hợp khách hàng không có điện thoại thì khai báo vào sổ lưu của cửa hàng để tiện việc theo dõi, truy vết. Việc quét mã QR cũng đang được thực hiện rất tốt tại các khu chợ dân sinh, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ trên địa bàn quận Tây Hồ.

Chia sẻ rõ hơn về việc triển khai thực hiện việc quét mã QR, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cho biết: Các hộ kinh doanh trên địa bàn quận đều cam kết thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Đến nay việc tạo, quét mã QR trên địa bàn quận đạt hơn 90%, có phường đạt tỷ lệ 100%.

Trong thời gian tới, quận tiếp tục chỉ đạo các phường tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn tạo, quét mã cho người dân với tinh thần quyết liệt; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm thương mại trên địa bàn yêu cầu khách hàng đến giao dịch, mua bán phải thực hiện quét mã QR. Cùng với đó, quận thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo quy định.

Cần ý thức tự giác của mỗi người dân

Để tạo thuận lợi cho chủ các cơ sở kinh doanh và người dân khi tham gia mua bán, những ngày vừa qua, Thành đoàn Hà Nội thành lập các đội cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương tham gia hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc tạo mã QR địa điểm, quét mã QR để quản lý thông tin người ra vào. Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh thì sử dụng Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để quét mã.

Người dân và các cơ sở kinh doanh cần tự giác khai báo y tế bằng mã QR
Tại các cơ sở bán thuốc, mã QR được tạo và dán ngay tại vị trí trước cửa phục vụ nhu cầu quét mã của khách hàng

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, đến ngày 27/9, tổng số địa điểm quét mã QR trên địa bàn Thành phố là 429.598. Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét QR trong ngày là 226.438 lượt; trung bình 7 ngày vừa qua là 162.665. Còn 4 xã không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày gồm xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn), xã Liên Mạc (huyện Mê Linh), xã Liên Châu (huyện Thanh Oai), xã Chương Dương (huyện Thường Tín).

Từ những kết quả đó có thể thấy bên cạnh những địa bàn, cửa hàng, người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch thì vẫn còn một số nơi chưa thực hiện tốt việc quét mã QR. Nhiều người dân thờ ơ với việc quét mã QR, họ gần như phớt lờ việc quét mã khi đến các cơ sở kinh doanh mua hàng, chỉ khi nhân viên cửa hàng nhắc nhở, yêu cầu họ mới thực hiện việc này.

Nhiều chủ cơ sở kinh doanh chưa thực sự hiểu được tác dụng cần thiết của việc quét mã, nhiều nơi chỉ làm cho có, không mang lại quá nhiều hiệu quả thực chất. Do đó để việc thực hiện quét mã QR thật sự đạt hiệu quả thực chất, rất cần sự hợp tác không chỉ của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ mà còn từ chính ý thức của người dân.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động