Người dân vẫn sử dụng túi nilon vì “tiện dụng”
Từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giảm thiểu rác thải nhựa Hạn chế rác thải nhựa, tuyên truyền thôi, chưa đủ! Các chuyên gia đề xuất áp dụng thuế, phí cao hơn khi chọn dùng túi ni lông |
Theo các nhà khoa học, túi nilon là chất thải nhựa khó phân hủy. Ở trong môi trường tự nhiên, một túi nilon cần vài trăm năm đến một nghìn năm mới có thể phân hủy hết. Ngoài ra, nếu không được thu hồi hoặc chôn lấp đúng cách, loại túi này sẽ gây ô nhiễm đất và nước, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Còn khi đốt, chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch…
Người dân vẫn giữ thói quen sử dụng túi nilon khi đi chợ vì tính tiện dụng. |
Tuy nhiên, với “ưu điểm” như gọn nhẹ, giá thành thấp, lại có thể sử dụng một cách đa năng như đựng thức ăn, làm màng bọc thực phẩm, túi đựng vật dụng... hiện nay túi nilon đang là vật dụng ưa thích của các bà nội trợ.
Khảo sát của phóng viên cho thấy, hiện nay, tình trạng sử dụng túi nilon vẫn còn phổ biến. Từ chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa cho tới các siêu thị, tất cả các loại đồ ăn thức uống đều được gói bằng các túi nilon với đủ mọi kích thước. Từ túi nilon 1 kg, 2kg cho tới 5kg và 10 kg, chỉ cần khách hàng có nhu cầu thì người bán sẵn sàng cung cấp.
Được biết đến là khu chợ sầm uất, chợ 8/3 (phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) là nơi cung cấp đa dạng các loại lương thực, thực phẩm cho người dân phường Quỳnh Mai. Chia sẻ với chúng tôi chị Yến, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, cho biết, chị đã bán hàng tại chợ được 20 năm, mặt hàng chị bán là hoa quả, khi bán hàng, chị thường sử dụng túi nilon để gói hàng cho khách. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà chị cung cấp số lượng túi nilon phù hợp để khách bọc, gói hàng.
Để chiều lòng khách hàng, người bán hàng sẵn sàng cung cấp số lượng túi nilon theo yêu cầu. |
Theo chị Yến, túi nilon được người bán hàng sử dụng phổ biến vì tính tiện lợi. Hiện nay, phần lớn người dân thường tranh thủ đi chợ vào giờ tan tầm hoặc sáng sớm sau khi đưa con đi học về, do vậy, việc đem theo làn hay túi vải để đựng thực phẩm là không khả thi. Do đó, người mua thường yêu cầu người bán hàng cho thực phẩm vào túi nilon để treo vào xe cho thuận tiện.
Cũng giống như chị Yến, dù muốn giảm thiểu túi nilon để không làm ảnh hưởng tới môi trường nhưng chị Nguyễn Thị Hiệu (quận Long Biên) cũng phải chiều lòng khách hàng vì nếu không có túi nilon cho khách đựng thực phẩm thì sẽ mất khách.
Chị Hiệu cho hay: “Mình bán hàng thì mình phải trang bị túi nilon cho khách, không có túi thì khách sẽ không mua. Hiện tại, nếu muốn giảm ô nhiễm môi trường từ việc giảm thiểu túi nilon thì chính người mua hàng phải nhận thức được rằng việc sử dụng túi nilon sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, từ đó tự ý thức giảm thiểu số lượng túi nilong khi mua hàng”.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, người dân phải tự ý thức, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon bằng cách sử dụng các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường. |
Dù biết những tác hại của túi nilon tới môi trường, thế nhưng người mua hàng vẫn không thể không dùng vì tính tiện dụng mà túi nilon đem lại. Bạn Nguyễn Thị Lan, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Do đặc thù công việc nên mình chỉ có thể đi chợ sau khi tan ca làm vào buổi chiều tối. Khoảng cách từ nhà mình đến chợ cũng khá xa nên mình không thể mang theo làn đi chợ, giải pháp tốt nhất với mình khi đó chỉ có thể là sử dụng túi nilon để thuận tiện cho việc mua bán”.
Thực tế, đã có nhiều chương trình được tổ chức nhằm hạn chế sử dụng túi nilon để kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng, nếu người dân vẫn giữ thói quen sử dụng túi nilon vì tính tiện dụng thì mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường khó có thể thực hiện được. Điều quan trọng nhất để tạo nên một môi trường bền vững chính là sự thay đổi từ ý thức của người dân.
Để hạn chế ảnh hưởng của túi nilon tới môi trường, trước mắt chúng ta phải thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, phải coi túi nilon là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt; Thứ hai, cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt túi nilon tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi nilon cũng như sản lượng túi nilon hàng năm. Cùng đó, có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi nilon, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý để thay thế túi nilon. Không chỉ vậy, khi người dân thực hiện tốt việc hạn chế sử dụng túi nilon, chúng ta cũng phải có sự khen thưởng, động viên kịp thời; ngược lại, với những người làm chưa tốt, chúng ta phải nhắc nhở và có những hình phạt về kinh tế để làm gương cho những người khác.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền những năm qua được coi là mũi nhọn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bởi vậy, các cơ quan chức năng, các hiệp hội cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, bên cạnh việc tuyên truyền về tác hại của túi nilon trên báo đài hàng ngày, cần kết hợp lồng ghép vào trong các bài giảng cho học sinh; tổ chức các buổi thực tế tìm hiểu về tác hại của bao túi nilon tới môi trường sống; vận động cộng đồng, nhất là tại các chợ dân sinh kêu gọi người dân hạn chế sử dụng túi nilon, cân nhắc sử dụng đúng lúc, không lạm dụng túi nilon gây ảnh hưởng tới môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42