Người dân "vùng xanh" vui mừng được kinh doanh nhưng không lơ là phòng dịch

(LĐTĐ) Sau khoảng 2 tháng đóng cửa, nhiều chủ quán và cả người dân tại một số quận, huyện ở Hà Nội không giấu nổi niềm vui khi được mở cửa một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ; cửa hàng ăn uống được phép bán mang về.
Chủ hàng phấn khởi, tất bật dọn dẹp để mở cửa trở lại Hà Nội: Các địa phương không có ca F0 ngoài cộng đồng tính từ ngày 6/9 được mở cửa hàng ăn uống bán mang về

Phấn khởi mở bán sau khoảng 2 tháng tạm dừng hoạt động

Chiều tối ngày 15/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 3804/UBND-KGVX về điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Theo đó cho phép các cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày tại các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6/9.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến 18 giờ ngày 15/9, có 19 quận, huyện đáp ứng tiêu chí của UBND thành phố Hà Nội, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hoà và Tây Hồ. Các quận, huyện còn lại đều ghi nhận các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng rải rác.

Người dân
Các cửa hàng tất bận dọn dẹp trước giờ đón khách.

Ghi nhận của phóng viên trong sáng ngày 16/9, ở khu vực nội thành Hà Nội, tại một số tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống trên địa bàn quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… đã có nhiều cửa hàng đã tất bật lau chùi bàn ghế, dọn dẹp thiết bị, nổi lửa chuẩn bị những món ăn phục vụ khách mang về.

Đúng 12 giờ trưa, cửa hàng bán bún chả của chị Trần Ngọc An tại Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) bắt đầu đón khách. Chị An bày tỏ sự vui mừng bởi hơn 50 ngày thực hiện giãn cách xã hội phòng chống Covid-19, cửa hàng chị đóng cửa hoàn toàn. Không kinh doanh trong một thời gian dài cùng với việc vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng khiến kinh tế của chị bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Trước thông tin UBND Thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống ở địa bàn không có ca mắc cộng đồng được mở lại bán mang về khiến tôi rất vui mừng. Ngay trong đêm 15/9 tôi đã gọi một bạn nhân viên đến dọn dẹp, lau chùi nồi niêu, vỉ nướng thịt”, chị An phấn khởi.

Chị An cũng cho biết thêm, sau khi mở bán trở lại, cửa hàng chị đã bán được khoảng 30 suất: “Chỉ được bán hàng mang về nên tôi chỉ nhập nguyên liệu cầm chừng chứ không nhập để dự trữ, khách ăn đến đâu thì mình gọi mang đến làm thôi. Số lượng hàng bán ra chỉ bằng 1/3 so với trước đây nhưng cũng vui rồi”.

Người dân
Đồ đạc sau gần 2 tháng không sử dụng đã được nhân viên cửa hàng đánh rửa sạch sẽ.

Tương tự, các cửa hàng kinh doanh ăn uống trên đường Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Tô Hiệu... (quận Cầu Giấy) cũng tất bật dọn dẹp, chuẩn bị nguyên liệu, món ăn, nước sát khuẩn khi được phép bán trở lại vào 12 giờ trưa 16/9.

Anh Phạm Thái Hà, chủ một quán ăn trên đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy) chia sẻ, việc được nới lỏng hoạt động kinh doanh vào thời điểm này là hợp lý. Bởi hiện tại mọi người đã ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch Covid-19 và dịch trên địa bàn Hà Nội cũng bắt đầu được kiểm soát tốt hơn. Vợ chồng anh đã dành hẳn buổi sáng để vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ bán hàng. Không như những lần trước đây chỉ chuẩn bị bát, đũa, đĩa, lần mở cửa trở lại này, vợ chồng anh đã chuẩn bị thêm những hộp nhựa để đựng đồ ăn cho khách hàng đến mua mang về cũng như thuận tiện cho người giao hàng mang đi.

"Ai cũng mong sớm được mở cửa trở lại kinh doanh bình thường để bù đắp cho những ngày phải dừng hoạt động do Covid-19, đồng thời có thêm nguồn thu nhập hàng ngày", anh Hà cho hay.

Không chỉ có các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phấn khởi được mở cửa trong đợt này, mà ngay cả các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, mực in, sửa chữa điện tử, máy tính... cũng rất vui mừng vì được mở cửa trở lại.

Chị Trần Bảo Loan (quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ, ngay từ đầu giờ chiều chị đã đến cửa hàng sách chọn đồ dùng học tập cho con. Do thời gian giãn cách kéo dài qua ngày khai giảng nên chị không thể mua được đầy đủ đồ dùng học tập cho con. “Việc Thành phố ưu tiên mặt hàng thiết bị văn phòng phẩm được mở cửa trong thời điểm này rất cần thiết, tạo điều kiện cho các con ổn định việc học tập, phụ huynh rất vui mừng”, chị Loan nói.

Người dân
Từ 12h trưa, các cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

Phòng, chống dịch là tiêu chí hàng đầu

Bên cạnh việc cho phép các dịch vụ, cửa hàng kinh doanh hoạt động trở lại, UBND Thành phố cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đẩy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên; thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Người dân
Cơ sở kinh doanh ăn uống đều treo biển chỉ bán mang về.

Chính vì vậy, các cửa hàng đã thực hiện treo biển “chỉ bán mang về”. Để đảm bảo phòng chống dịch, các hộ kinh doanh đều cam kết không tổ chức tụ tập đông người tại các khu vực mua, bán, luôn tuân thủ những quy định, phòng, chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

“Khi đến khách hàng đến tôi luôn nhắc nhở người dân đứng đúng quy định và ít trò truyện, để làm giảm thiểu khả năng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Hiểu được sự quan trọng của mỗi người trong cuộc chiến chống dịch, chúng tôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch để bảo đảm an toàn cho bản thân và khách hàng.

Ngoài việc dọn dẹp, chuẩn bị nguyên liệu, cửa hàng còn trang bị nước sát khuẩn, khai báo y tế, mã QR... để khách hàng khai báo đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định của UBND thành phố Hà Nội”, chị Trần Ngọc An khẳng định.

Người dân
Tạo điểm quét QR Code khi đón khách.

Bên cạnh những vui mừng, nhiều cửa hàng vẫn canh cánh nỗi lo lượng khách hàng không ổn định do những khó khăn trong việc đi lại giữa các vùng của Thủ đô. Người có nhu cầu ăn, uống không thể tới được quán để mua hàng. Vì thế, dù có mở cửa, nhiều khả năng kinh doanh cũng khó có lãi.

Trước tình tình đó, theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau khi Thành phố quyết định nới lỏng một số hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố thì người dân "vùng đỏ" vẫn phải tuân thủ Chỉ thị 16/CT-TTg, còn ở "vùng xanh" việc kiểm soát giấy đi đường sẽ được điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho người dân, không phải xuất trình giấy đi đường.

Theo đó, người dân khi di chuyển trong các khu vực "vùng xanh" gồm 19 quận, huyện, thị xã trong trạng thái bình thường mới theo đánh giá của Sở Y tế sẽ không phải xuất trình giấy đi đường. Đối với, người dân ở "vùng đỏ" đi xuyên vùng phải có giấy đi đường theo quy định. Nếu có giấy đi đường thì người dân có thể đi xuyên vùng, nhưng việc kiểm soát sẽ phải được thực hiện rất chặt chẽ. Ở đây, tùy thuộc vào tình hình mà các quận, huyện, thị xã sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị tổ chức thu nhận mẫu ADN cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng là thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính để đưa mẫu vào Ngân hàng Gen phục vụ tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ và tri ân tới các gia đình liệt sĩ.
Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn

Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn

(LĐTĐ) Ngày 19/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024. Đồng chí Đinh Trường Thọ, Bí thư Quận ủy, đồng chí Nguyễn Anh Cường, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận và đồng chí Lê Tuấn Định, Chủ tịch UBND quận chủ trì hội nghị.
Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà

Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà

(LĐTĐ) Vừa qua, lãnh đạo huyện Thanh Oai đã trao kinh phí từ nguồn xã hội hóa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai, hỗ trợ xây, sửa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện.
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Trong không khí tự hào, hân hoan và đầy xúc động dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến mang tên “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. Đây không đơn thuần chỉ là một sự kiện văn hóa thông thường, mà còn là cơ hội quý báu để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, được đắm mình trong dòng chảy lịch sử hào hùng của mảnh đất nghìn năm văn hiến - Hà Nội.
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

(LĐTĐ) Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các cơ sở Hội, các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao quà cho người dân đang bị ngập lụt do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động