Người hết mình vì nghệ thuật chèo
Người giữ hồn cho nghề mây tre đan | |
“Bà Tiên” của những mảnh đời bất hạnh |
Từ lúc rời trường đại học Sân khấu Điện ảnh, NSƯT Thúy Mùi đã về đầu quân tại Nhà hát Chèo Hà Nội, đến nay đã được hơn 30 năm. Trong khoảng thời gian ấy, chị đã sống với chèo với niềm đam mê thật sự. Dường như với chị, chèo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bởi chị học tập, nuôi dưỡng tính cách từ trong những vở diễn của nghệ thuật chèo, nhìn cái cách chị say mê tập vở cho anh em trong đoàn, chúng tôi hiểu rằng, chị sinh ra để diễn chèo, dành cho chèo.
Còn nhớ mấy năm trước, toàn bộ giới nghệ sỹ Hà Nội đã có những tháng ngày lao xao về một số vở chèo được đầu tư tiền tỉ của Nhà hát Chèo Hà Nội. Mở đầu là vở “Oan khuất một thời” (2009), tiếp đến là vở “Vương nữ Mê Linh” (2013). Ai là người dám “chơi khủng” thế ngoài Thúy Mùi?
Quả tình, bằng việc mạnh dạn đầu tư ra tấm ra món như thế, Nhà hát Chèo Hà Nội đã cống hiến cho khán giả những đêm diễn tưng bừng. Từ “Oan khuất một thời” đến “Vương nữ Mê Linh”, khán giả được chìm đắm trong không gian nghệ thuật chèo mới lạ, hiện đại mà vẫn đậm chất cổ được đan cài tinh tế. Ðặc biệt, vở “Oan khuất một thời” còn được nhà hát đưa vào Sài Gòn để diễn phục vụ khán giả phía Nam. Suốt một tuần sáng đèn, Nhà hát TP.HCM luôn chật kín khán giả. Và trong hai vở chèo đồ sộ ấy, Thúy Mùi trực tiếp đạo diễn vở “Vương nữ Mê Linh” - vở diễn giành HCV cùng giải đạo diễn xuất sắc trong Liên hoan chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013.
Thế nhưng những thành công trước mắt không khiến chị và đồng nghiệp vừa lòng, từ những kỷ niệm “lăn lộn” ngoài đường để bán từng tấm vé, từ kinh nghiệm của hàng nghìn cuộc trò chuyện với nhiều giới khác nhau, chị nhận ra khán giả của chèo đang cạn dần. Những người lớn tuổi thích chèo nhưng không đủ sức để đến rạp. Lứa tuổi 30-50 thì quá bận rộn mưu sinh. Lứa trẻ hơn thì thích sự sôi động của nghệ thuật đương đại. Đây là thực tế đau buồn nhất của không chỉ sân khấu chèo hôm nay mà còn của nhiều bộ môn nghệ thuật dân tộc khác.
Để chèo không lạc lõng giữa thời buổi hiện đại, để chèo được sống giữa thủ đô, đòi hỏi phải cần những dòng máu mới, cuộc tìm kiếm này được Thúy Mùi nhắm tới các dự án sân khấu học đường. Ðầu tiên là tham gia giai đoạn 2 dự án của Bộ VH-TT&DL (2007-2010). Dự án kết thúc, chị lại đi gõ cửa UBND TP Hà Nội. “Tôi mừng khôn tả khi được UBND TP phê duyệt dự án này, bắt đầu thực hiện từ năm 2013. Cả TP có 1.500 trường học và chúng tôi sẽ đến với các trường với 3 năm quay vòng”, NSND Thúy Mùi tâm sự.
Ghi nhận những đóng góp của NSƯT Thúy Mùi, mới đây UBND TP Hà Nội đã trao tặng chị danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”. Chia sẻ về cảm xúc của mình, NSND Thúy Mùi cho biết, phần thưởng này không phải của riêng mình chị mà là cả quá trình phấn đấu, nỗ lực cả của tập thể Nhà hát Chèo và chị chỉ là người đại diện nhận mà thôi.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10