Người khiếm thính gian nan "vượt cạn"
Chính sách mới có lợi cho người khuyết tật | |
NHNN yêu cầu làm rõ thông tin Vietcombank từ chối mở thẻ cho người khuyết tật | |
Đôi chân teo tóp và ý chí phi thường của lực sĩ cử tạ Lê Văn Công |
Góc khuất "không gọi thành tên"
Chi hội Người điếc Hà Nội được coi là một địa chỉ tin cậy của những người khiếm thính ở Hà Nội. Anh Nguyễn Tuấn Minh (Chi hội Trưởng Chi hội Người điếc Hà Nội) cho biết, trong số những người sinh hoạt tại Hội, nhiều người phải âm thầm gánh bi kịch bởi những định kiến sai lầm và thiếu hiểu biết của chính những người thân trong gia đình. Thực tế có nhiều chị em rơi vào hoàn cảnh éo le cũng bởi khiếm khuyết của cơ thể. Chị Nguyễn Thị Linh (Chi hội Người điếc Hà Nội) tâm sự, do chị không thấy hành kinh trong ba tháng, chị băn khoăn hỏi mẹ tại sao. Mẹ đưa chị đến khám ở Bệnh viện Nông nghiệp. Bác sĩ khám cho chị và nói chuyện với mẹ về chị. Chị không nghe rõ và luôn hỏi mẹ là bác sĩ nói gì, nhưng mẹ bảo không sao và nói sau. Về nhà, mẹ chỉ bảo chị có thai hai tháng rồi đưa thuốc cho chị uống. Cụ thể đó là loại thuốc gì, có tác dụng như thế nào đến thai nhi chị cũng không biết. Chị Linh lý giải cho sự kiệm lời đó là do vốn ngôn ngữ ký hiệu của mẹ mình hạn chế nên mọi thông tin chị tiếp nhận được đều bị động. Kết quả là suốt hành trình mang thai, sinh con, chị Linh gặp rất nhiều khó khăn, các bác sĩ không trao đổi trực tiếp với chị, không giải thích mà chỉ trao đổi với mẹ, điều đó khiến chị vô cùng lo lắng và mắc trầm cảm.
Môt buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp với người khiếm thính do trung tâm hành động vì sự phát triển công đồng (ACDC) tổ chức. |
Một phụ nữ điếc khác tên Phạm Thị Thu – hiện đang làm việc cho một cơ sở khuyết tật ở Hà Nội cho biết, những người khuyết tật gặp rào cản rất lớn khi kết hôn. Chị kể mình điếc bẩm sinh từ bé, mẹ chị điếc, chồng cũng điếc nên chị không biết nhờ ai giúp đỡ khi đi khám thai định kỳ. Không nắm được thông tin về sức khỏe sinh sản nên tự chị tìm hiểu thông qua bạn bè đã có gia đình. Chồng cũng không biết cách giúp đỡ khi chị đi khám, sinh đẻ và cả nuôi con. Chị phải tự học và biết cách chăm sóc con cái cho tốt. Còn nhớ, mỗi khi đi khám thai, nếu không có người thân đi kèm theo, chị thường bị “cô lập” và bị động trong mọi sự giao tiếp với bác sỹ. “Trong khi xếp hàng chờ đến lượt, tôi cũng không biết lúc nào bác sỹ gọi tên mình nên thường bị người khác chen lên khám trước. Khi tôi cố gắng ra ký hiệu để các y bác sỹ hiểu rằng tôi đã chờ đợi quá lâu rồi thì nhận được sự phản ứng khó chịu. Tôi chỉ có thể cảm nhận điều họ giành cho tôi chỉ là sự dè bỉu bởi mình là người khuyết tật mà còn đòi hỏi. Những lúc như thế, tôi vô cùng tủi thân…”.
Nghẹn ngào trong dòng nước mắt, chị Thu cho biết thêm, nhiều phụ nữ sinh hoạt ở Chi hội Người điếc có những hoàn cảnh rất thương tâm. Không chỉ bị cô lập với xã hội, họ còn bị chính những người thân trong gia đình tước mất quyền cơ bản của một con người, đặc biệt là quyền làm mẹ. Ví dụ như chị Thanh Hương được mẹ đưa đến cơ sở y tế để đặt vòng tránh thai mà chị không hề hay biết. Tâm lý người mẹ thường cho rằng con mình không thể có đủ khả năng để làm một người mẹ bình thường. Khi hai vợ chồng chị muốn có thêm một đứa con thì cố mãi cũng không được, nhờ một người phiên dịch đưa đi khám chị mới được biết điều này.
"Bà đỡ" cũng lúng túng
Trao đổi với bác sỹ Lê Kiều Phương – Chuyên khoa sản 2 (Bệnh viện phụ sản Hà Nội) cho biết: Bản thân mình cũng đã từng tiếp bệnh nhân là phụ nữ điếc khi họ đến đây để khám thai. Đối với những bệnh nhân có người nhà đi kèm, mọi trao đổi sẽ được thông qua qua trung gian này. Còn đối với bệnh nhân không có người đi kèm quả thật khó khăn cho các y bác sỹ. Thậm chí chúng tôi phải dùng đến phương pháp “bút đàm” để trao đổi với nhau. Vì thế đối với những trường hợp bệnh nhân điếc thường mất thời gian gấp 2,3 lần bình thường.
Còn theo một vị bác sỹ khác (Bệnh viện phụ sản Hà Nội) kể: “Có lần tôi đỡ đẻ cho một sản phụ điếc. Mọi hướng dẫn về kỹ năng như rặn đẻ, hít sâu, lấy hơi…đều rất vất vả vì cô ấy không hiểu những điều mình nói. Thêm nữa là tâm lý căng thăng do là lần đầu tiên sinh con khiến cô ấy vô cùng hoảng loạn. Lúc đó cả ekip đỡ đẻ phải cố gắng diễn ta bằng hành động còn tôi vừa nắm tay, vừa vỗ về động viên cô ấy…Cũng may sau bao nỗ lực thì sản phụ cũng đã vượt cạn thành công.”
Thực tế cũng cho thấy, tại các cơ sở y tế trên cả nước chưa nơi nào có phòng khám hay bác sĩ dành riêng cho người điếc. Đa phần quá trình khám chữa bệnh đều phụ thuộc vào người thân hoặc người phiên dịch nhiều trường hợp bệnh nhân là người điếc không biết được về bệnh tình của mình.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19