Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”

Trong suốt những năm làm nghề, cô giáo Nguyễn Thị Lệ Mỹ rất tâm đắc với câu danh ngôn về giáo dục: “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, và không thể dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”. Chính vì vậy, hàng loạt giải thưởng sáng kiến sáng tạo, sáng kiến khoa học mà cô đạt được trong môi trường giáo dục cho thấy tâm huyết và lòng nhiệt thành của cô với nghề, với thế hệ mầm non của Thủ đô.
Người phụ nữ không biết mỏi trên hành trình thiện nguyện Dám nghĩ, dám làm, năng động trong xây dựng nông thôn mới Câu chuyện về người thợ điện Đào Minh Tuyến

Cô Lệ Mỹ sinh năm 1983, tốt nghiệp Cử nhân Đại học sư phạm mầm non và đã có 15 năm gắn bó với ngôi trường Mầm non B thị trấn Văn Điển. Trong suốt những năm làm nghề cô rất tâm đắc với câu danh ngôn “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, và không thể dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”. Và cái nhiệt tình ở cô là luôn nỗ lực, nghiêm túc đi đầu trong công tác chuyên môn, tâm huyết với nghề.

Trong suốt những năm qua cô luôn cố gắng tự học, trau dồi kiến thức cho bản thân, tự đổi mới, tự sáng tạo để có thể hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của trường, của ngành giao phó, nổi bật là trong việc xây dựng môi trường lớp học cho trẻ.

Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”
Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Mỹ

Những năm học trước, trường Mầm non B chỉ có hơn 900m2, diện tích chật hẹp, đồ dùng, đồ chơi hạn chế, việc xây dựng môi trường lớp học chỉ dừng lại ở những mảng tường nhựa phải đóng đinh, dễ rách, dễ bị ố màu; góc chơi thì chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Đến năm 2020, trường được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cải tạo và mở rộng gấp 4 lần trước đây. Lớp học rộng rãi nhưng lại đòi hỏi phải xây dựng môi trường mới đáp ứng được thực tiễn đảm bảo tính an toàn, hiện đại, hấp dẫn.

Vì vậy, cô Lệ Mỹ đã ngày đêm nghiên cứu cách cải tạo, xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. “Tôi tham khảo trên mạng, các trang thông tin giáo dục, khi nhìn thấy hình ảnh các trường mầm non chất lượng cao hay trường quốc tế tôi cảm thấy rất thích thú. Từ những cái cây, những giá đồ chơi cách điệu, những đồ dùng sáng tạo đều được đồng bộ chất liệu gỗ trông rất hiện đại, ấm áp nhưng năng động.

Tôi thực sự muốn áp dụng ngay về trường mình. Tôi thực sự mong muốn trẻ trường tôi có thể được trải nghiệm, hoạt động vui chơi và học tập trong môi trường như thế. Tuy nhiên để làm được điều đó lại rất khó vì các nơi như thế đều cần đến công thiết kế và vật liệu lại vô cùng đắt đỏ”, cô Lệ Mỹ chia sẻ.

Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”
Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, LĐLĐ huyện Thanh Trì, Ban Giám hiệu nhà trường chúc mừng cô Nguyễn Thị Lệ Mỹ trong buổi thuyết trình giải thưởng Nhà giáo Thanh Trì tâm huyết, sáng tạo.

Nhiều suy nghĩ, trăn trở cứ vây lấy cô với mong mỏi làm thế nào để có thể có môi trường học tập tốt nhất cho trẻ? Trong một lần cô tình cờ biết đến chất liệu fomex với những ưu điểm nhẹ, bền, dễ sử dụng trong thiết kế lại an toàn. Cô đã nêu ý tưởng và xin ý kiến của Ban Giám hiệu sử dụng vật liệu này trang trí, cải tạo môi trường lớp học cho trẻ. Được sự đồng tình nhất trí và chỉ đạo của Ban Giám hiệu, cô như được tiếp thêm sức mạnh để cố gắng đi đến cùng ý tưởng tốt đẹp này.

Không chần chừ, cô Lệ Mỹ đã bắt tay ngay vào lên ý tưởng cùng cán bộ, giáo viên nhà trường và thực hiện thi công thí điểm tại lớp A1 do cô phụ trách. Chính tay các cô đã thực hiện từng nhát cắt lên vật liệu để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời cho trẻ.

Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”
Nếu như nhìn cô Lệ Mỹ “thi công” công trình sáng tạo này, chắc hẳn nhiều người nghĩ cô là một người thợ...

Cô Lệ Mỹ tâm sự: “Lúc mới đầu tôi thấy rất khó khăn bởi những nhát cắt còn ngượng nghịu, đôi lúc còn cắt vào tay. Rồi búa rơi, đóng đinh va vào tay, chân là chuyện bình thường. Nhưng tôi cũng không nản, lại nghiên cứu các công cụ hỗ trợ của người thợ mộc, có khi còn cả của thợ cơ khí”.

Nếu như nhìn cô Lệ Mỹ “thi công” công trình sáng tạo này, chắc hẳn nhiều người nghĩ cô là một người thợ, bởi cô có thể sử dụng thành thạo các loại đồ dùng như máy cắt, máy khoan, súng bắn nhiên liệu…

Sau hơn một tuần thi công, lớp A1 như khoác trên mình bộ áo mới hiện đại, sáng tạo, an toàn và hấp dẫn trẻ. Điều này đã tạo một bước đột phá ở trong trường, được Ban Giám hiệu, đồng nghiệp và phụ huynh ủng hộ.

Nhân rộng mô hình sáng kiến, cô Lệ Mỹ đã cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng nhau thay đổi môi trường lớp học hoàn toàn mới cho trẻ ở các lớp học. Từ việc tự sơn tường, cắt vật liệu, dán đề can vân gỗ tạo nét hiện đại, các cô đã tạo ra nhiều thiết kế đẹp, tư duy, sáng tạo. Mỗi lớp học, mỗi phòng chức năng đều có dấu ấn đóng góp của cô Lệ Mỹ, khiến bản thân cô cảm thấy vui và hạnh phúc.

Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”
Từ việc tự sơn tường, cắt vật liệu, dán đề can vân gỗ tạo nét hiện đại, các cô đã tạo ra nhiều thiết kế đẹp, tư duy, sáng tạo.

“Đôi khi nhìn lại, có những việc mà tôi cảm thấy tưởng chừng như không thể làm được, nhưng vơi lòng yêu nghề, tâm huyêt với nghề cùng với sự ủng hộ của Ban Giám hiệu, tôi đã kết hợp với đồng nghiệp xây dựng được môi trường lớp học cho trẻ.

Các lớp học, phòng chức năng đều được đổi mới hoàn toàn, đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ, hiện đại, sáng tạo lại tiết kiệm, phù hợp và hấp dẫn trẻ. Và đây đã trở thành phong cách riêng mang thương hiệu trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, được các cấp sở, cấp huyện đánh giá cao, được rất nhiều các trường bạn trong địa bàn huyện đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm”, cô Lệ Mỹ tự hào cho biết.

Nhận xét về cô Lệ Mỹ, cô Nguyễn Thị Tuyết - Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển nói: “Không chỉ kiến tạo nên môi trường mới đầy màu sắc, cô Lệ Mỹ còn liên tục sáng tạo những đồ dùng, đồ chơi mang tính trí tuệ có ứng dụng các phương pháp tiên tiến như Montessori, Steam…

Bên cạnh đó, cô thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc và dạy trẻ. Tâm huyết của cô còn thể hiện qua việc hàng ngày chăm sóc trẻ, những đứa con thân yêu từ những hoạt động nhỏ nhặt, tạo mọi điều kiện để các con được phát triển toàn diện”.

Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”
“Trường Mầm non thị trấn Văn Điển - nơi ươm mầm những nhân cách tốt”

Với tâm huyết, sáng tạo và yêu ngành, yêu nghề, cô Lệ Mỹ thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi công việc. Năm học 2020-2021 cô đạt giải nhất phần thi kỹ năng Công nghệ thông tin dành cho giáo viên lần thứ 5 của huyện Thanh Trì với sản phẩm “Kho học liệu điện tử” ở phần thi thiết kế bài giảng, phần mềm dạy học. Năm học 2015- 2016 cô đạt giải Nhất hội thi “Thiết kế đồ dùng đồ chơi sáng tạo” cấp Thành phố.

Ngoài ra, cô có 3 Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải C cấp thành phố và nhiều sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng khoa học huyện Thanh Trì công nhận. 14 năm liền cô đều đạt các giải cao trong hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì khen thưởng.

Người kiến tạo môi trường cho “nơi ươm mầm những nhân cách tốt”
Mỗi lớp học, mỗi phòng chức năng đều có dấu ấn đóng góp của cô Lệ Mỹ

Vừa qua, với sự tham dự của Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Liên đoàn Lao động, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì và các đồng nghiệp giáo viên, cô Lệ Mỹ đã tự tin trình bày cáo cáo sáng kiến dự thi “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo” với đề tài “Xây dựng môi trường an toàn, hiện đại, sáng tạo, tiết kiệm cho trẻ ở trường Mầm non B thị trấn Văn Điển”. Sáng kiến nhận được nhiều ủng hộ, khen ngợi của các cấp ngành.

Chia sẻ thêm, cô Lệ Mỹ xúc động nói: “Nhìn ngắm những ánh mắt thơ ngây, những nụ cười hạnh phúc của của các con hàng ngày dưới mái trường là động lực để tôi tiếp tục sáng tạo, tâm huyết với nghề sao cho xứng đáng với khẩu hiệu “Trường Mầm non thị trấn Văn Điển - nơi ươm mầm những nhân cách tốt”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động